Lại Thị Nhật Lệ

Sau ly hôn không cho thăm con phải làm sao?

Nhờ văn phòng tư vấn giúp về việc không được tham con sau khi ly hôn như sau: Tôi và vợ ly hôn năm 2014 tòa xử vợ là người nuôi con vì khi đó con được hơn 1 tuổi. Sau đó tôi đi xuất khẩu lao động, thời gian đầu còn gọi điện nhắn tin với vợ cũ để hỏi thăm tình hình con, nhưng vợ cũ lúc nào cũng tỏ cái thái độ ra mặt và những lời nói chỉ làm 2 bên cãi nhau chứ không hỏi được gì về con cái, sau đó tôi đã không còn liên lạc với vợ cũ.

Tôi chỉ còn chờ đợi vào những lúc bà nội đón cháu về chơi thì gọi điện về nói chuyện với con. Bà nội đón cháu thay bố cháu mà bên ngoại họ ko cho đón nhiều. Nhiều thì 1 tháng 2 lần khi nhà có công có việc. Không thì chỉ tháng đón 1 lần vì điều kiện và sức khỏe của bà nội, nhưng lần nào về đón thì cả nhà ngoại lúc nào cũng nói  bà đón gì mà nhiều thế.

Rồi thời gian gần đây thì vợ cũ nói với mẹ tôi là "bà đón gì mà nhiều thế, tôi chỉ cho bà đón 3 tháng 1 lần" Sau gần 2 năm tôi về hẳn ko đi nữa thì đến đón con vào tối thứ 7 và có nói chuyện với gia đình nhà ngoại cho đón về vào chiều tối thứ 7 và trả vào tối chủ nhật hàng tuần. Và vợ cũ của tôi ngăn cản và ăn nói láo toét và tuyên bố tôi chỉ cho đón 1 tháng 1 lần, tôi ko đồng ý với cách cản trở đó và nói ko ai có thể cản trở quyền thăm con đón con vào ngày nghỉ cuối tuần thì vợ cũ tôi bảo "tôi trực tiếp nuôi con nên tôi có quyền, nên tôi chỉ cho đón 1 tháng 1 lần".

Vậy tôi phải làm gì trong trường hợp này khi bị ngăn cản như vậy? Tôi yêu cầu đón con 1 tuần 1 lần vào cuối tuần như vậy có sai luật ko ? Khi tôi lại đi làm xa bên nước ngoài thì đằng ngoại có quyền ngăn cản và hạn chế quyền bà nội đón cháu thay bố cháu được ko ? Và khi tôi ở xa mà bà nội bị hạn chế quyền đón cháu về để gặp bố trên internet thì bà nội cháu có quyền kiện lên tòa án giải quyết hay ko ? P/s: trong thời gian qua tôi không vi phạm luật ly hôn như: quấy rối, cản trở bất cứ điều gì làm ảnh hưởng đến bên đằng ngoại nhà cháu. Và vẫn cấp dưỡng đều đặn hàng tháng.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

- Về thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn

Căn cứ theo Điều 69 luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về  nghĩa vụ và quyền của cha mẹ:

“1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Và căn cứ theo Điều 71 luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng:

“1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình ...”

Như vậy, việc chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên là quyền và là nghĩa vụ của cha mẹ. Cha mẹ phải yêu thương con, chăm lo việc học tập giáo dục, trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Và cha, mẹ có quyền ngang nhau cùng chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên.

- Về nghĩa vụ của người đang nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi dưỡng

Căn cứ theo Điều 83 luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Đối chiếu theo điều 82 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Về hành vi ngăn cản thăm con, chăm sóc con

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Và cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Do đó, vợ bạn và gia bạn nhà vợ không được cản trở, can thiệp, ngăn cản bạn thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với con: chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom con của bạn. Nếu vợ bạn và những người khác can thiệp, ngăn cản bạn thực hiện quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng… là vi phạm quy định của luật hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, pháp luật không quy định về số lần cho thăm nom, đón con.

Việc thăm con, cháu khi thực hiện thủ tục ly hôn do Tòa án quyết định hoặc do bố mẹ thỏa thuận. Việc thỏa thuận đó không được hạn chế quyền chăm sóc nuôi dưỡng và không được làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và sự phát triển của con. Nếu vợ bạn áp đặt thời gian đón con, chăm sóc nuôi dưỡng con của bạn làm ảnh hưởng trực tiếp đến cháu và nhằm mục đích hạn chế quyền nuôi dưỡng, chăm sóc của bạn là vi phạm quy định của pháp luật. 

Và theo Điều 104 luật hôn nhân và gia đình 214 quy định về quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu:

“1. Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.

2. Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng.”

Mặt khác, pháp luật quy định ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu ... Như vậy, mặc dù vợ chồng bạn đã ly hôn nhưng bà nội vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu. Mọi hành vi ngăn cản, hạn chế quyền trông nom, chăm sóc của bà đối với cháu là trái quy định của pháp luật. Trong thời gian bạn công tác ở nước ngoài bạn có thể nhờ bà đón cháu, chăm sóc cháu, gia đình bên vợ không có quyền ngăn cản hay hạn chế quyền trông nom, chăm sóc của bà.

Nếu bạn có căn cứ về việc vợ bạn có hành vi ngăn cản, hạn chế hoặc gây khó khăn trong quyền nuôi dưỡng, chăm sóc thì bạn có thể làm đơn gửi đến UBND để yêu cầu giải quyết, xử lý. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thực hiện xem xét và xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật. 

Theo Điều 53 nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định về hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau:

“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”

Nếu xét thấy, hành vi hạn chế quyền thăm nom, nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc nuôi dưỡng của bạn đối với con và ảnh hưởng đến sự phát triển của con và vợ bạn không còn đáp ứng được các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng thì bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu thay đổi trực tiếp quyền nuôi con. Kèm theo đơn khởi kiện bạn phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc vợ bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con

Theo luật hôn nhân gia đình quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo