Tư vấn về ly hôn, quyền nuôi con và điều kiện giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
Câu hỏi: Kính gửi đến Luật Minh Gia. Gia đình tôi có việc này cần trao đổi với Quý Luật sư, cụ thể như sau:1- Tôi công tác trong ngành giáo dục gần 30 năm. Vợ tôi buôn bán Văn phòng phẩm được 22 năm. Gia đình tôi có 01 đứa con trai 25 tuổi, hiện nay đang là Nhân viên An ninh Sân bay (công tác được 04 năm và đã vào biên chế).2- Đầu năm 2015, gia đình tôi tổ chức cưới vợ cho con trai trên tinh thần hai đứa tự tìm hiểu nhau và thống nhất hai bên gia đình đi đến hôn nhân. Con dâu hiện là nhân viên hợp đồng tại sân bay (nhânviên bán hàng). Hiện 22 tuổi.* Ghi chú: Cũng xin nói thêm để Quý Luật sư rõ: Dâu tôi khi học xong lớp 12, không có điều kiện tiếp tục học ở bậc học cao hơn, do đó chính tôi là người xin việc làm, đầu tiên xin vào nhân viên của Tập đoàn di động (làm được 5 tháng do phải đi nhiều vất vả nên xin nghỉ), sau đó tôi tiếp xin việc cho con dâu tại sân bay chúng tôi, hai đứa xảy ra mậu thuẩn và bất đồng quan điểm. Đã nhiều lần chúng tôi khuyên nhủ, phân tích đúng sai và việc trách nhiệm làm con dâu, làm vợ và làm mẹ để hai đứa nhận thức được rằng việc hôn nhân là quan trọng cả một đời người và có con là niềm hạnh phúc vô bờ bến của bậc làm cha mẹ, nhưng con dâu tôi vẫn không nghe và có thái độ dứt khoát ly hôn.4- Có thể nói đây là điều ngoài sức tưởng tượng của cả gia đình tôi, và không ai mong muốn, cả gia đình tôi rất khổ tâm về việc này; con thì còn nhỏ mà phải xa Cha mẹ..., nhưng lực bất tòng tâm... .5- Từ sự việc nêu trên, xin phép hỏi Luật sư: Khi hai đứa ly hôn, gia đình chúng tôi tha thiết quyền được nuôi, chăm sóc cháu đến suốt đời. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chúng tôi có kế hoạch và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng một cách tốt nhất, để cháu lớn lên có đạo đức, có tri thức giúp ích cho xã hội. Vì gia đình chúng tôi có điều kiện hơn.6- Về phía gia đình nhà gái, thực tế cho thấy không có điều kiện đảm bảo như gia đình chúng tôi, cụ thể: Thu nhập gia đình không ổn định, Chị làm công việc nội trợ gia đình, Anh làm phục vụ khách du lịch (không thường xuyên, vì tùy theo mùa trong năm). Cuộc sống hàng ngày điều do Anh làm và kiến tiền, ngoài ra không còn nguồn thu nhập nào khác. Tôi xin nói thật, vì đây là thực tế. Tôi là Công chức nhà nước, là cán bộ lãnh đạo trong ngành cũng nhiều năm (gần 20 năm) và hơn nữa là một giáo viên thì không dám chê bai bất kỳ ai (tôi xin phép nói ra điều này).7- Con dâu thì hoàn toàn thiếu đi trách nhiệm làm mẹ, rất thờ ơ, lơ là mỗi khi con đau ốm, mọi việc do Ông bà Nội và Cha cháu lo hết. Do đó, gia đình chúng tôi nhận thấy trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc cháu tôi sẽ khó đi rất nhiều. Chúng tôi thiết nghĩ rằng tạo ra con là điều rất dễ, nhưng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thành người là điều cực kỳ quan trọng... .Tuy có dài, nhưng tôi thiết nghĩ Luật sư sẽ đồng cảm với chúng tôi trong hoàn cảnh này và chúng tôi rất thiết tha giành quyền nuôi dưỡng, chăm sóc cháu nội của mình. Hiện chúng tôi trong tâm trạng rất đau khổ.Trân trọng cám ơn Quý Luật sư. Rất mong sự hồi đáp từ Quý Luật sư để chúng tôi rõ thêm và an tâm làm việc, làm ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc cháu một cách tốt nhất./.
Trả lời tư vấn: Chào anh! đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự trên web, bạn có thể tham khảo thêm.
Trường hợp của anh, anh không nói rõ cháu bé bao nhiêu tuổi. Nếu cháu dưới 36 tháng tuổi, pháp luật dành sự ưu tiên cho người mẹ được quyền nuôi con nếu người mẹ có điều kiện nuôi dưỡng con hoặc các bên không có thỏa thuận khác. Nếu cháu từ đủ 36 tháng tuổi sẽ năm trong trường hợp hai vợ chồng tranh chấp quyền nuôi con. Cháu từ đủ 7 tuổi trở lên phải lấy ý kiến của cháu bằng văn bản cháu muốn sống với được quy định tại Điều 81 luật hôn nhân và gia đình
"2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Khi hai vợ chồng tranh chấp quyền nuôi con, vấn đề được quan tâm là điều kiện vật chất và tinh thần của bố và mẹ cháu. Điều kiện gia đình hai bên chỉ là một trong các vấn đề đánh giá về điều kiện nuôi con của bố và mẹ, không phải vấn đề quyết định trực tiếp. Gia đình anh muốn dành quyền nuôi cháu thì cần có căn cứ chứng minh bố cháu bé có thu nhập ổn định hơn mẹ, có điều kiện chăm sóc con tốt hơn và đưa ra căn cứ chứng minh mẹ không có khả năng chăm con, bỏ bê con cái....
Anh tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất