Trần Phương Hà

Tư vấn về hành vi bạo lực gia đình

Luật sư cho hỏi tình huống về bạo lực gia đình như sau ạ. Chi A đã được 30 tuổi. Chị có chồng đã được mười năm, gia đình vẫn hạnh phúc mặc dù đôi khi có cãi vã ít nhiều cho đến khi chồng chị xa đọa theo thói hư, tật xấu ngoài xã hội. Anh thiếu nợ, về bày tỏ với chị em số tiền nợ 30 chục triệu. Rồi chị em cố gắng trả, rồi lại tiếp 30 triệu. Chị em chưa kịp trả anh lấy tiền ở thẻ tiết kiệm, lấy vàng cưới bán.

Rồi cứ mấy chục mấy chục chị em không biết mới nói thôi giờ anh làm để dành tiền trả nợ, còn chị làm nuôi con ăn hoc, điện nước, ăn uống, dư giả. Số nợ nhiều ngoài sức tưởng tượng, chị em gục ngã đi tìm nghành nghề góp thêm đồng tiền chi tiêu cuộc sống. Kể từ đó, chị lăn mình ra bươn chải, còn anh cũng có làm nhưng suốt ngày nhậu nhẹt, ghen tuông mù quáng, đánh đập chị, nhốt chị ở ngoài không cho chị vô.
2 năm trôi qua anh thấy chị làm nhiều tiền mới ham muốn mua đất xây nhà. Nói mãi chị mới dùng tiền lâu nay dành dụm mua lô đất, xong anh lại đòi xây nhà.

Giờ nhà có, đất có, nhưng a không thay đổi. Nợ anh vẫn còn, rượu bia anh vẫn uống hằng ngày, vẫn bạo lực, đánh vợ, xúc phạm vợ con, nghe lời bạn xấu lăng mạ vợ, rồi anh cố tìm mọi cách đòi li dị. Chị về là hăm dọa đánh. Chị sợ nên mới về nhà mẹ ruột ở. Trong thời gian này, anh tìm đủ mọi cách hăm dọa chị, anh còn chặn đường xỉ nhục chị ngoài đường, trên công ty chị, bạn bè chị …

Vậy giờ chị em muốn kiện anh thì có phải vì tội bạo lực gia đình, xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác không ạ? Chị em có quyền nuôi con và ngôi nhà không ạ? Mong được tư vấn, xin cảm ơn luật sư

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, chị bạn sẽ có quyền kiện chồng chị bạn về tội bạo lực gia đình.

Luật số 02/2007/QH12 của Quốc hội: Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:

"Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em
với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của
các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở."

Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, chồng chị bạn đã có những hành vi sau với chị A:

Bạo lực, đánh vợ, xúc phạm vợ con, nghe lời bạn xấu lăng mạ vợ;

Chặn đường xỉ nhục vợ ngoài đường, trên công ty vợ, bạn bè vợ …

Đây chính là các hành vi bạo lực gia đình. Do đó, chị A hoàn toàn có quyền tố cáo hoặc khởi kiện anh bạn về hành vi bạo lực gia đình nêu trên.

Thứ hai, đối với quyền nuôi con

Anh chị A chưa ly hôn, tức là vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân (vợ chồng) nên chị bạn hoàn toàn có quyền trực tiếp nuôi con.

Thứ ba, đối với quyền sở hữu ngôi nhà

Đất được mua và ngôi nhà được xây dựng trong giai đoạn hôn nhân giữa hai người. Số tiền được tạo dựng là số tiền chị bạn có được trong thời kì hôn nhân nên đó cũng được coi là tài sản chung của hai người. Chính vì vậy, chị bạn có quyền sở hữu ngôi nhà là tài sản chung của hai người.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169