LS Hồng Nhung

Tư vấn về biệt phái lại viên chức

Biệt phái viên chức từ Viện A sang đơn vị B. Sau một tháng, viên chức này được điều động tiếp đến một Văn phòng C ( được thành lập có tư cách như đơn vị B). Hỏi, trong thời gian biệt phái ở B, viên chức đó có được điều động tiếp sang Văn phòng C? có được hưởng hệ số tăng thêm của Văn phòng C?

 
Yêu cầu tư vấn: Chào luật sư, cho tôi hỏi trường hợp: Đơn vị hành chính sự nghiệp B tiếp nhận một viên chức (theo hình thức biệt phái) từ Viện A đến trong thời gian 12 tháng (Lương và các khoản khác đều do viện A chi trả. Sau một tháng, viên chức này được điều động tiếp đến một Văn phòng C (Văn phòng này được thành lập có tư cách như đơn vị B), Văn phòng C được sử dụng cán bộ công chức của đơn vị B và được hưởng hệ số tăng thêm do thực hiện thêm nhiệm vụ của Ban chỉ đạo Nhà nước giao. Vậy viên chức trong thời gian biệt phái ở đơn vị B có được điều động tiếp sang Văn phòng C không? và có được hưởng hệ số tăng thêm như cán bộ công chức Văn phòng C được hưởng không? Quy định thế nào? Rất mong sự hồi đáp sớm của Luật Minh gia.
 

Tư vấn về biệt phái viên chức
Tư vấn về biệt phái viên chức

 

 
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
 
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có quy định:
Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a)Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách
 
b)Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định
 
Do đó, bản chất của biệt phái là trực tiếp chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác để thực hiện công việc cần giải quyết hoặc do nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
 
Cũng theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 26 của Nghị định này có quy định:
 
3. Cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái tiếp tục quản lý, theo dõi trong thời gian viên chức được cử đi biệt phái.
 
4. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận viên chức biệt phái có trách nhiệm phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác đối với viên chức đó
 
Pháp luật không có quy định cụ thể nào về biệt phái lại viên chức. Song, có thể thấy cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trực tiếp quản lý, theo dõi viên chức đó, thì việc điều động sang văn phòng C không thuộc quyền của đơn vị B. Đơn vị B chỉ có quyền quyết định phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ công tác của viên chức đó trong thời gian biệt phái tại đơn vị B.  Do đó, việc điều động viên chức đó sang Văn phòng C thì đơn vị B cần trao đổi với Viện A. Viện A sẽ hỏi ý kiến của viên chức đó, và việc điều chuyển theo hình thức biệt phái sang Văn phòng C là do Viện A trực tiếp chuyển có sự hỏi ý kiến của viên chức đó.
 
Trong trường hợp điều chuyển như thế, thì việc hưởng hệ số tăng thêm sẽ do Viện A chi trả, theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 Luật viên chức năm 2010:
 
Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức
 
Do đó, viên chức đó sẽ hưởng hệ số tăng thêm do Viện A chi trả, không theo chế độ của Văn phòng C.
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về biệt phái lại viên chức. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng


Luật gia: Hoài Anh – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn