Tư vấn thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh?
Mục lục bài viết
1. Hỏi luật sư tư vấn thủ tục thay đổi họ tên, nên hay không?
Bạn biết đấy, pháp luật có quy định cụ thể và rõ ràng, nếu bạn có thời gian tìm hiểu hoặc đã có chút kiến thức pháp lý về vấn đề hộ tịch, dân sự, vấn đề nhân thân có thể tự tìm hiểu đối chiếu và áp dụng trường hợp của mình.
Trong trường hợp bạn vẫn "mơ hồ" về quy định pháp luật hoặc không có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu mà muốn có câu trả lời nhanh chóng từ luật sư, chuyên gia pháp lý có chuyên môn. Lời khuyên cho bạn khi này là hãy gọi cho luật sư của bạn hoặc liên hệ Luật Minh Gia chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm tình huống chúng tôi đã tư vấn sau đây để có câu trả lời đầy đủ đối với thắc mắc của bạn.
Tư vấn Thủ tục thay đổi tên trong giấy khai sinh
2. Thay đổi họ tên trong giấy khai sinh thế nào?
Câu hỏi: Luật sư vui long tư vấn và hướng dẫn giúp tôi thủ tục thay đổi họ tên như sau: Do gặp nhiều khó khăn trong giao dịch, tôi muốn điều chỉnh lại tên có được không? Nếu được thì thủ tục thay đổi họ tên trong giấy khai sinh cần những gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.
Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi, trường hợp của ban Luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:
2.1 - Về quyền thay đổi họ tên
Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền thay đổi tên như sau:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.”
2.2 - Về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch theo Điểm g Khoản 1 Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2015 được quy định tại Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, nếu có một trong các căn cứ theo quy định của Điều 28 Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc xác định việc khai sinh có lỗi của công chức làm công tác hộ tịch tư pháp hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì bạn có đủ điều kiện để thay đổi tên. Trường hợp của bạn nếu việc sử dụng họ, tên, chữ đệm của bạn gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, gây khó khăn trong giao dịch thì bạn có thể tiến hành việc thay đổi họ tên đệm.
2.3 Thủ tục thay đổi họ tên
Thủ tục thay đổi họ tên đệm bạn thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký khai sinh trước đây, hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai (theo mẫu quy định);
- Xuất trình bản chính giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch;
- Các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch.
3 - Tư vấn về việc nhập hộ khẩu
3.1 - Hỏi tư vấn về nhập khẩu
Xin chào các anh chị luật sư,trước tiên cho phép em được gữi lời chúc sức khỏe đến các anh chị. Em có trường hợp này ,rất mong sự tư vấn từ các anh chị luật sư. Hiện tại em đang công tác tại cơ sở từ thiện mồ côi chùa,hộ khẩu em thì nằm ở địa chỉ nhà, em muốn xin tách khẩu tại nhà để xin nhập khẩu vào cơ sở từ thiện mồ côi chùa,vậy xin cho em hỏi có hợp lệ của pháp luật nhà nước mình kg ạ. Em mong sự tư vấn từ anh chị luật sư .
3.2 - Trả lời thắc mắc về thủ tục nhập hộ khẩu
Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định:
"Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh
Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.
Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
..."
Như vậy, để nhập hộ khẩu thì cần có chỗ ở hợp pháp. Các giấy tờ để chứng minh chỗ ở hợp pháp, tại Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 6. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
1. Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
- Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
- Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;
c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;
d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức)."
---
4. Thủ tục thay đổi tên của cá nhân quy định thế nào?
Câu hỏi đề nghị tư vấn: Dạ em xin chào Luật sư! Em xin phép nhờ luật sư giải đáp thắc mắc giúp em! Hiện tại em 21 tuổi đã ra trường và đi làm. Em cũng đọc được những thông tin trên mạng về việc có thể sửa đổi tên trong giấy khai sinh trước đây.
Do tên lót của em nge rất là dở và từ nhỏ đến giờ nó đã làm ảnh hưởng đến em rất nhiều về mặt tâm lý, em rất mặc cảm về cái tên lót này, em không muốn giới thiệu cái tên của mình, e rất ngại vì luôn bị bạn bè có khi thầy cô lấy tên này trêu đùa cho vui! Nay e muốn đổi có được không ạ! Nhưng muốn đổi được cần phải có lý do chính đáng mới chấp nhận được là đầy đủ giấy tờ như giấy khai sinh gốc, CMND, vv.....nhưng em đã pị thất lạc giấy khai sinh gốc, giờ chỉ còn bản sao. Vậy e muốn đổi lại tên thì cần làm những bước nào , mong Luật sư giải đáp giúp em! Em xin chân thành cảm ơn ạ!
Trả lời tư vấn: Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó”
Theo đó, nếu có căn cứ việc sử dụng họ tên gây ảnh hưởng tới danh dự, quyền lợi của chính bản thân người đó, ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, tới sinh hoạt, tới việc thực hiện các giao dịch của người đó thi có thể yêu cầu thay đổi tên.
Cũng tại BLDS có quy định như sau: “Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ tên cũ”. Tức là các giấy tờ cũ của chị như bằng cấp, đăng ký… sử dụng tên cũ vẫn có giá trị pháp lý.
Thủ tục thay đổi tên:
+ Tờ khai cai chính, thay đổi họ, tên
+ giấy khai sinh bản gốc
+ giấy tờ chứng minh về việc sử dụng cái tên gây ảnh hưởng tới quyền lợi của bản thân người đó.
Lưu ý: Nếu mất giấy khai sinh gốc thì anh/chị có thể ra UBND xã, phường nơi đăng kí khai sinh để xin bản sao trích lục giấy khai sinh để nộp vào hồ sơ.
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình.
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất