Phương Thúy

Thủ tục nhận con nuôi theo quy định

Vấn đề nhận con nuôi thuộc lĩnh vực hộ tịch và hôn nhân và gia đình, đây là một trong những lĩnh vực nhạy cảm vì tác động trực tiếp đến tâm lý, tình cảm, quan hệ nhân thân của những chủ thể có liên quan. Trên cơ sở đó, để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực này đòi hỏi phải nắm chắc quy định pháp luật đồng thời phải có kỹ năng giải quyết khéo léo. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Tư vấn về việc nhận nuôi con nuôi

Luật Minh Gia là công ty luật do đó trong quá trình tư vấn về tranh chấp trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì chúng tôi thường chỉ tiếp cận trên phương diện pháp lý và có thể từ chối tiếp nhận tư vấn trên phương diện tình cảm. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, lĩnh vực này không chỉ cứng nhắc dựa trên quy định pháp luật mà còn song hành cả yếu tố tâm lý tình cảm, do đó các Luật sư hỗ trợ về Hôn nhân gia đình hầu hết đã có kiến thức xã hội và trải nghiệp thực tế trên lĩnh vực này. 

Bên cạnh đó, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhất.

2. Thủ tục đăng ký nhận cha con và thủ tục nhận con nuôi

Câu hỏi:

Chào luật sư Luật Minh Gia, cho tôi hỏi tư vấn về thủ tục đăng ký nhận cha con và thủ tục nhận con nuôi như sau: Hiện tôi đang có 1vấn đề liên quan đến thủ tục  cho nhận con nuôi cần được công ty hỗ trợ tư vấn. Em gái tôi không kết hôn khi sinh con,cháu bé sinh ra khai sinh theo họ mẹ và trong giấy khai sinh để trống tên cha. Khi em tôi mang bầu gia đình bên nội của cháu bé không đồng ý cưới mà chỉ đòi khi sinh thì sẽ đón cháu bé vì cháu là đích tôn của họ. 

Hiện nay họ yêu cầu em tôi thừa nhận quyền làm cha của con trai họ với cháu bé,ghi tên cha vào giấy khai sinh của cháu. Nếu em tôi không đồng ý thì sẽ nhờ pháp luật can thiệp để họ đòi lại con cháu vì đấy là nhu cầu chính đáng của cha cháu bé và sẽ được pháp luật ủng hộ.

Tôi muốn hỏi như vậy có đúng không? Nếu tôi làm thủ tục nhận cháu bé làm con nuôi (vợ chồng tôi có công việc và thu nhập ổn định) thì sau khi thủ tục hoàn tất,cha cháu bé có quyền đòi lại con không ? Vì theo tôi biết thì sau khi cháu là con nuôi của vợ chồng tôi thì bên cha mẹ đẻ không còn quyền lợi và trách nhiệm gì với cháu bé nữa. Rất mong được công ty giải đáp thắc mắc và hỗ trợ các thủ tục pháp lý! Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi tư vẫn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề thủ tục đăng ký nhận cha con.

Trong trường hợp của em gái bạn, do hai người chưa có đăng ký kết hôn nên khi sinh con ra thì đứa trẻ không mặc nhiên được pháp luật thừa nhận quan hệ cha con với cha đứa trẻ. Hiện nay cháu bé đã làm xong giấy khai sinh mang họ mẹ và để trống tên cha. Trường hợp, người cha yêu cầu thừa nhận quyền làm cha và được ghi nhận vào giấy khai sinh của cháu mà em gái của bạn không đồng ý thì người cha có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu xác định quan hệ cha, con theo quy định tại Khoản 4 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

“Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án...

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

...”

Kèm theo đơn khởi kiện, người cha phải có bằng chứng chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 91 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

“Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh

1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ...”

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con có thế là xét nghiệm ADN, xét nghiệm máu, thư từ, phim ảnh, băng đĩa...

Sau khi có bản án của Tòa án xác định quan hệ cha, con thì người cha có thể mang bản án đó đến UBND nơi bạn đã đăng ký khai sinh cho con để bổ sung tên người cha trên giấy khai sinh.

Thứ hai, về thủ tục nhận con nuôi

Để nhận cháu làm làm con nuôi, bạn cần phải có sự đồng ý cho làm con nuôi được quy định tại  Điều 21 Luật con nuôi năm 2010 như sau:

“1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 Điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.

3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.

4. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.”

Trong trường hợp của bạn, trên giấy tờ khai sinh hiện tại chỉ có tên của mẹ cháu bé. Nếu như mẹ cháu bé hoàn toàn đồng ý, tự nguyện để bạn nhận cháu bé là con nuôi, thì việc nhận con nuôi của bạn hoàn toàn hợp pháp và sẽ được thực hiện theo thủ tục như sau:

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân xã nơi trẻ thường trú hoặc nơi thường trú của bạn. Hồ sơ gồm các giấy tờ được quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật Nuôi con nuôi năm 2010).

Về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi: trường hợpxin nuôi con nuôi trong nước của bạn  phải nộp 400.000 đồng lệ phí (Điều 40 Nghị định 19/2011/NĐ-CP) tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nộp hồ sơ. Tuy nhiên, sau khi hoàn tất thủ tục nhận con nuôi, cha cháu bé vẫn có quyền yêu cầu tòa án xác định cha cho con.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169