Không chấp hành hiệu lệnh giao thông bị xử phạt thế nào?
Mục lục bài viết
1. Xử phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông của người điều khiển xe ô tô
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với từng hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông của người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a, điểm c khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
…
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
…
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;
…
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông.
…
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
…
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 9 Điều này hoặc tái phạm hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều này, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
…”
Vậy, căn cứ quy định trên, mức phạt với từng hành vi có thể được tổng hợp lại như sau:
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (trừ một số trường hợp theo quy định): phạt tiền từ 300.000 đồng – 400.000 đồng.
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng, nếu gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng.
- Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ khi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường: Phạt tiền từ 18.000.000 đồng – 20.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
2. Xử phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với từng hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau:
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (trừ một số trường hợp theo quy định): phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: phạt tiền từ 800.000 đồng – 1.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng, nếu gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 3 – 5 tháng.
- Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ khi vi phạm một trong các hành vi:
+ Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
+ Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
+ Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định
Thì bị Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 14.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
3. Xử phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông của người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với từng hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau:
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (trừ một số trường hợp theo quy định): phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 3.000.000 đồng; bị tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng, nếu gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng.
4. Xử phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông của người điều khiển xe đạp, xe đạp máy
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt đối với từng hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy như sau:
- Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (trừ một số trường hợp theo quy định): phạt tiền từ 80.000 đồng – 100.000 đồng.
- Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông và Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: phạt tiền từ 100.000 đồng – 200.000 đồng.
5. Xử phạt hành vi không chấp hành hiệu lệnh giao thông của người đi bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo
Căn cứ quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt cụ thể như sau:
- Đối với người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (trừ một số trường hợp theo quy định); Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông: phạt tiền từ 60.000 đồng – 100.000 đồng.
- Đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường (trừ một số trường hợp theo quy định): phạt tiền từ 60.000 đồng – 100.000 đồng.
6. Trả lời câu hỏi tư vấn
Câu hỏi đề nghị tư vấn: Dear Luật Sư Luật sư cho em hỏi vào ngày 27/05 trong lúc tham gia giao thông bằng xe máy trên địa bàn quận 12, em bị công an giao thông xử phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn giao thông (đi thẳng ở ngã ba khi đèn đỏ), tạm giữ giấy phép và hẹn ngày 03/06 đến nộp phạt.
Ngày 03/06 khi em đến lấy quyết định đóng phạt thì phía CA thông báo e đóng phạt 900 nghìn và bị tước giấy phép lái xe 60 ngày, luật sư cho em hỏi việc CA tước bằng lái xe của em trong 60 ngày là đúng hay sai và căn cứ vào điều nào trong luật pháp quy định ạ?
Trả lời tư vấn: Chào anh! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Căn cứ quy định tại Điểm e Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng. Do đó, mức phạt của CA đưa ra là phù hợp với quy định của pháp luật.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất