Tư vấn một số trường hợp liên quan đến giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Mục lục bài viết
Trả lời tư vấn:
Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết "Quyền nuôi con chưa đủ 3 tuổi khi bố mẹ ly hôn". Theo đó, hiện nay khi con chưa đủ 36 tháng tuổi, để giành quyền nuôi con, anh phải chứng minh được mẹ cháu không có đủ khả năng để trực tiếp nuôi cháu.
Anh tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, anh có thể tham khảo thêm qua Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh.
1 |==========================
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
Thưa luật sư ! Hiện tôi đang sống tại nhà mẹ ruột ngay trung tâm thành phố trà vinh , tôi đang phụ bán với mẹ tôi và mỗi tháng mẹ tôi trả cho tôi là 2,5 triệu đồng . Còn chồng tôi ở quê chưa có nghề nghiệp gì hết . Vậy khi ra tòa để giành quyền nuôi con tôi phải chứng minh thu nhập của tôi bằng cách nào ? hiện con tôi được hơn 3 tháng tuổi rồi , chồng tôi đã từng bị xử lý hành chính vì tội cố ý gây thương tích cho tôi , Vậy tôi muốn lấy lý do này để giành quyền nuôi con được không ?
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của mẹ sau khi ly hôn
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn
Khi ly hôn, nếu 2 bên không tự thỏa thuận được với nhau, yêu cầu tòa giải quyết về quyền nuôi con thì theo nguyên tắc con dưới 36 tháng sẽ do mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con.
Trường hợp này, con của chị 3 tháng tuổi và nếu chị cần chứng minh rằng có thu nhập mỗi tháng do làm thuê cho nhà mẹ, đủ điều kiện đáp ứng những nhu cầu thiết yếu cho con thì tòa án sẽ quyết định cho chị là người trực tiếp nuôi con.
2 |==========================
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
Kính chào luật sư! Tôi có một cháu trai 20 tháng tuổi, hiện tại tôi lại đang mang bầu cháu thứ hai sắp đến tháng sinh nở. Trước đây tôi có đi làm nhưng từ khi sinh cháu thứ nhất không có ai chăm sóc nên tôi nghỉ việc hẳn cho tới nay vẫn chưa đi làm trở lại. Chồng tôi có bằng đại học lương thu nhập hiện tại > 7 triệu đồng / tháng, tôi có bằng cao đẳng nhưng hiện tại chưa thể đi làm trở lại. Vì cuộc sống vợ chồng chúng tôi ngày càng rơi vào bế tắc, chúng tôi không tìm được tiếng nói chung nên thường xuyên xảy ra cãi vã và không còn tôn trọng nhau. Tôi muốn đưa con về ngoại và nhờ sự giúp đỡ hỗ trợ từ phìa người thân cho tới khi tôi đi làm trở lại. Tôi muốn hỏi trong trường hợp như trên nếu người mẹ đơn phương ly hôn thì có được quyền nuôi cả hai cháu không ạ? Và thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào ạ? Xin luật sư cho lời giải đáp !
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Căn cứ để giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:
3 |==========================
Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
Chào a/c luật sư ! Em năm nay 28 tuổi và vợ e 25 tuổi có 1 con chung là bé trai 2 tuổi, vì lý do mâu thuẫn khá nhiều trong đời sống gia đình vợ chồng. Nên vợ em quyết định cùng với gia đình vợ đòi ly hôn và giành quyền nuôi cháu, trong khi e rất thương bé, một tay e chăm sóc bé từ nhỏ, mẹ bé rất vô tâm và trách nhiệm công việc chăm sóc bé giao hết cho bà ngoại và bà ngoại cũng bận bịu việc gia đình nên không chăm sóc bé được tốt, nên e giành chăm bé, bé rất thương ba hơn là mẹ , vì mẹ hay bỏ bé ko gần gũi với bé, cũng chính vì lý do đó nên e phải vừa đi làm vừa chăm bé e đặt hết tình cảm vào con, e rất đau đớn khi biết mẹ bé và gia đình ngoại quyết tâm ly dị để giành quyền nuôi bé, làm mất đi tình yêu thương của gia đình bé, tương lai không được như bao bé khác, e rất buồn e muốn luật sư tư vấn giúp e có cách nào để e được quyền nuôi bé không, hiện tại bé đang ở với e ở bình định và mẹ bé đã bỏ đi 3 tháng rồi chưa liên hệ và hỏi thăm quan tâm đến bé, 3 tháng nay một mình e gồng gánh nuôi con , mong luật sư tư vấn cho e, mẹ bé là người vô trách nhiệm bỏ chồng con để đi chơi nước ngoài cùng bạn bè, trong khi bé ở với ba rất ngoan và môi trường rất tốt không đau ốm, còn khi để về ngoại chăm bé hay bệnh vặt và khám bệnh thường xuyên.! Mong phản hồi của luật sư em chân thành cảm ơn
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi không?
Theo quy định, nếu không thỏa thuận được với nhau, các bên yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề quyền trực tiếp nuôi con thì con dưới 36 tháng tuổi người mẹ trực tiếp nuôi con, trừ khi người mẹ không đủ khẳ năng trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Nếu anh muốn giành được quyền nuôi con tại thời điểm ly hôn thì anh phải chứng minh cụ thể được rằng người mẹ đã bỏ đi 3 tháng không quan tâm con, không thực hiện đúng nghĩa vụ của người mẹ. Ngoài ra, anh có thể chứng minh lôi sống thiếu trách nhiệm của vợ để chứng minh vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng con.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
4 |==========================
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của mẹ sau khi ly hôn
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
Em năm nay 27 tuổi, đã kết hôn được 3 năm, có 2 đứa con sinh đôi được 21 tháng, trước kia em ở nhà cùng bố mẹ chồng,hay bị soi mói chửi bới,chồng đi làm xa, có bầu chồng cũng không quan tâm,ít về thăm,và em biết chồng ngoại tình nhưng không có bằng chứng,đến khi con em được 14 tháng em cho con ở cùng chồng em,nhưng trong cuộc sống thường có cãi vã,thậm chí là đánh em,và bây giờ em muốn ly hôn. Nhưng em chỉ ở nhà chăm con,không có thu nhập vậy em có quyền được nuôi con không ạ, chồng em thì làm tự do lương 8 triệu/tháng. Em rất mong sau khi ly hôn sẽ được nuôi con
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của mẹ sau khi ly hôn
Khi ly hôn, hai bên không tự thỏa thuận được về vấn đề con cái thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Theo quy định, con dưới 36 tháng tuổi người mẹ sẽ được quyền trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con. Trường hợp của chị, 2 con sinh đôi 21 tháng tuổi, theo nguyên tắc là người mẹ sẽ được giao quyền nuôi con khi có tranh chấp nhưng tòa án cũng xem xét tới điều kiện của chị có thể đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho cả cháu nhỏ khi chị chưa có việc làm, chưa có thu nhập ổn định theo tháng. Nếu xét thấy chị không đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng cả hai con cùng lúc thì tòa án xem xét tới việc giao con cho ai trực tiếp nuôi để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các con.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
5 |==========================
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn
Câu hỏi đề nghị tư vấn:
Kính gửi công ty Luật Minh Gia! Tôi muốn hỏi công ty một số việc về hôn nhân gia đình như sau:Hiện tại mâu thuẫn vợ chồng tôi đã lên đến đỉnh điểm không thể tháo gỡ và cả hai đều quyết định đi tới ly hôn. Nhưng lại không đồng ý với điều kiện ly hôn về quyền nuôi con cái.Chúng tôi có 2 đứa con sinh đôi 1 trai, 1 gái, hiện tại 2 cháu được 24 tháng tuổi. Chồng tôi muốn sau khi ly hôn mỗi người nuôi 1 đứa. Nhưng vì con còn bé nên tôi không muốn chúng phải xa nhau và tôi muốn chăm sóc cho cả 2 đứa. Vì vậy mà chồng tôi muốn tôi viết đơn ly hôn chứ không phải là chồng tôi viết. Nếu tôi không viết thì chồng tôi sẽ bằng mọi cách lấy 1 đứa về nuôi đến khi con chúng tôi được 3 tuổi thì chồng tôi sẽ viết đơn.Vì vậy tôi muốn hỏi rằng tôi viết đơn hay chồng tôi viết đơn việc đó có ảnh hường tới phán quyết của tòa.Nếu tôi là người viết đơn mà tòa dựa vào đó quyết định quyền nuôi con thì bây giờ tôi phải giải quyết việc ly hôn này như thế nào để cho sau khi ly hôn tôi sẽ được quyền nuôi cả 2 đứa con. Xin công ty giải đáp , tư vấn giúp tôi. Hiện tại tôi đang rất hoang mang lo sợ và rất cần sự tư vấn của quý công ty. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn:
Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn
Quyền nuôi cả hai con sau khi ly hôn
Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 chị có thể yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương khi có căn cứ chứng minh tình trạng hôn nhân của hai vợ chồng trầm trọng, kéo dài và mục đích hôn nhân không đạt được. Việc ai là người nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn không phải là căn cứ bất lợi khi tòa xem xét quyền trực tiếp nuôi con.
Trường hợp của chị, nếu khi giải quyết ly hôn hai con dưới 36 tháng thì theo quy định người mẹ sẽ được quyền trực tiếp nuôi con, trừ khi người vợ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Do đó, chị chứng minh chị đáp ứng đủ điều kiện để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cho hai con thì tòa án sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con cho chị theo đúng quy định về việc giải quyết quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn một số trường hợp liên quan đến giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất