Luật sư Vũ Đức Thịnh

Làm bằng giả, mối giới giấy tờ giả, bằng giả bị xử lý thế nào?

Luật sư tư vấn miễn phí trường hợp người có hành vi môi giới, nhận làm bằng cấp, giấy tờ giả, hành vi làm bằng giả, giấy tờ giả thì chịu trách nhiệm thế nào? Nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

Câu hỏi: Kính gửi công ty luật TNHH Minh Gia! Tôi xin kính hỏi quý công ty 1 việc như sau: Anh trai tôi hiện đang bị bắt giam về tội môi giới, nhận làm bằng cấp giả (không trực tiếp làm bằng cấp giả mà chỉ nhận khách đặt hàng rồi chuyển thông tin cho bên làm bằng giả). Tôi xin hỏi quý công ty rằng với tội như trên thì mức án sẽ như nào? Thời gian tạm giam là bao lâu? Kính mong công ty tư vấn giúp tôi ! Tôi xin trân thành cảm ơn !

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về hành vi môi giới, nhận làm bằng cấp giả

Theo thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn đang bị tạm giam về hành vi môi giới, nhận làm bằng cấp giả, trường hợp này, anh trai bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là đồng phạm về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể:

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

...”

- Đồng phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức

Ngoài ra, tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Đồng phạm như sau:

“1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Tuy nhiên, tại Điều 55 Bộ luật Hình sự quy định Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm như sau:

“Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

...”

- Về vấn đề tạm giam, tạm giữ

Tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về Thời hạn tạm giữ như sau:

“1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

...”

Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định Thời hạn tạm giam để điều tra:

“1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.

Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

...”

Theo quy định trên, bạn cần phải xác định rõ anh trai bạn đang trong chế độ tạm giam hay tạm giữ để có thể xác định thời hạn cụ thể.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169