Nguyễn Ngọc Ánh

Bằng chứng để giành quyền nuôi con quy định thế nào?

Chào văn phòng luật sư, cho tôi hỏi về việc ly hôn và bằng chứng chứng minh điều kiện, thu nhập để giành quyền nuôi con như sau: Vợ chồng tôi lấy nhau được 7 năm nhưng trong cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn. Không tìm được tiếng nói chung. Từ khi con gái tôi được 2t .nhưng tôi thương con lên chấp nhận sống một cuộc sống không có hạnh phúc. Tôi thú thật là có những mối quan hệ ngoài luồng.

Để cuộc sống trôi qua.đó không phải là lý do để tôi biện luận. Nhưng sự thật là như vậy. Đến giờ chuyện cuộc sống vợ chồng đã tới mức đỉnh điểm. Và vợ tôi lại đang muốn đi đài loan làm việc. Trong khi vợ chồng tôi có còn một khoản nợ .ở ngân hàng nhưng tôi sẽ chấp nhận trả số tiền đó. Điều mà tôi băn khoăn nhất là con gái tôi mới vào học lớp 1 được mấy tuần và ở môi trường rất tốt. Và nhà tôi còn có bà cháu ở với bà từ nhỏ. Lên vợ chồng tôi có ly hôn nhưng bà muốn cháu được ở với tôi và bà. Vì điều kiện gia đình cũng như nhà cửa rất khang trang.mọi thứ đầy đủ.

Vậy tôi xin hỏi trường hợp của tôi mà ly hôn tôi có được quyền nuôi con không ạ.

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của anh được tư vấn như sau:

Thứ nhất: Về quyền nuôi dưỡng chăm sóc con sau ly hôn

Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

Theo quy định của pháp luật, trường hợp vợ chồng chấm dứt quan hệ hôn nhân mà con dươi 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ hai trường hợp:

- Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Cha, mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

>> Tư vấn quy định về điều kiện nuôi con sau ly hôn, gọi: 1900.6169

Vậy, để giành được quyền trực tiếp nuôi con nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì anh buộc cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh vợ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con như: vợ không có khả năng tạo ra thu nhập, không có nơi cư trú ổn định; việc giao con trực tiếp cho mẹ sẽ ảnh hưởng tới tâm sinh lý của cháu; hoặc có căn cứ người mẹ xuất khẩu lao động ra nước ngoài và không đủ điều kiện đưa con đi cùng,...

Trường hợp không có căn cứ giành quyền trực tiếp nuôi con, nếu trong quá trình vợ nuôi con có căn cứ thay đổi theo quy định tại Điều 84 Luật HN và GĐ thì anh có quyền làm đơn gửi TAND quận, huyện nơi vợ cư trú, làm việc để giải quyết. 

Thứ hai về việc thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con

Căn cứ theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn về thay đổi người trực tiếp nuôi con"

Trên đây là nội dung tư vấn về: Giành quyền nuôi con sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo