Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn giành quyền nuôi con khi chồng say xỉn

Luật sư tư vấn trực tuyến trường hợp hỏi về các vấn đề như: Tư vấn giành quyền nuôi con khi chồng say xỉn; Chia tài sản khi ly hôn trong hai trường hợp: thoả thuận được và không thoả thuận được; Đơn phương ly hôn khi vợ ở nước ngoài và giành quyền nuôi con; Ly hôn và giành quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi, cụ thể như sau:

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi và chồng kết hôn được 5 năm, có một con được 4 tuổi, chồng làm công an con tôi làm ngân hàng, lương tôi thấp hơn chồng khoảng 1 triệu. Con từ xưa giờ vẫn theo mẹ hơn theo bố, vì bố hay đi nhậu, hầu hết ngày nào cũng nhậu. Chồng tôi là típ người gia trưởng, ích kỷ và thích nhậu, đã nhậu là phải nhậu tới, nói miết thì kêu công an ai cũng vậy, lại hay ghen bậy bạ , theo dõi điện thoại... đó là những nguyên nhân lâu dần dẫn tới việc 2 vợ chồng k còn tình cảm. Khi nói tới chuyện ly hôn, chồng tôi luôn nhắc : anh làm công an quen biết bên tòa, lương cao hơn, thời gian thoải mái, công việc nhàn... nên chăc chắn sẽ được nuôi con. Tôi cách đây 4 năm có bị lao phổi nhưng đã điều trị xong. Nhưng tôi vẫn sợ điều này làm ảnh hưởng tới quyền nuôi con của tôi. Cho hỏi trong trường hợp của tôi, tôi có khả năng giành quyền nuôi con hay không, tôi không cần trợ cấp nuôi con của chồng.

Luật sư tư vấn: Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Giành quyền nuôi con khi ly hôn

>> Căn cứ để giành quyền nuôi cả hai con khi ly hôn

Theo đó, để giành quyền nuôi con, chị sẽ cần bằng chứng chứng minh chồng là người say xỉn để nói đến yếu tố môi trường sống cho con rằng để con được nuôi dạy bởi một người cha như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cháu. Đồng thời, bên cạnh các điều kiện về kinh tế và các yếu tố tinh thần, chị cần giấy khám sức khỏe chứng minh chị đã khỏi bệnh và đủ khả năng trực tiếp nuôi con.

============

Câu hỏi thứ 2 - Chia tài sản khi ly hôn trong hai trường hợp: thoả thuận được và không thoả thuận được

Chào anh,Anh ơi cho em hỏi 2 vợ chồng em đang chuẩn bị thủ tục để li hôn. Chúng em có mua 1 căn nhà ở chung cư sau khi kết hôn, đứng tên chồng em. Vẫn còn vay ngân hàng 150 triệu.Chồng em đi ngoại tình  đã đồng ý để lại căn nhà đó cho em, em phải trả số tiền còn nợ ngân hàng đó, vậy anh cho em hỏi nếu khi ra tòa căn nhà đó có thuộc quyền sở hữu của em nữa không? Và khi tòa tuyên bố không là vợ chồng nữa thì căn nhà đó nếu em bán hoặc đổi tên chủ sở hữu mang tên em có được không? Và khi ấy em có cần phải làm thêm giấy tờ gì để tránh tình trạng sau này tranh chấp không anh?Mong thủ trả lời sớm của anh!Cảm ơn anh nhiều!

Luật sư tư vấn:

Theo thông tin chị cung cấp thì anh chị đang giải quyết ly hôn. Đối với vấn đề về tài sản, Toà án tôn trọng sự thoả thuận của hai bên. Nghĩa là nếu đến thời điểm ly hôn, anh chị vẫn thống nhất sau khi ly hôn, chị sẽ toàn quyền sở hữu căn nhà trên thì Toà án sẽ ra quyết định thừa nhận sự thoả thuận đó. Sau khi có quyết định có hiệu lực của Toà án, chị tiến hành thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất cho một mình chị đứng tên.

Nếu không thoả thuận được với nhau thì tài sản trên được xác định là tài sản chung và được phân chia theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc phân chia tài sản khi ly hôn, chị tham khảo bài viết sau: 

>> Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

=============

Câu hỏi thứ 3 - Đơn phương ly hôn khi vợ ở nước ngoài và giành quyền nuôi con

Tôi có vợ và hai con. Đứa đầu 8 tuổi đứa thứ 2 5 tuổi. Cách đây 3 năm vợ tôi đi xkld chui ở malaisia và có tình nhân bên ấy. Sau khi sang cô ấy ko lo lắng cũng như gọi điện gửi tiền về nuôi con. Tôi đã nhiều lần lên bố mẹ vợ để hỏi về vợ nhưng đường ngoại cũng thờ ơ không tính toán. Hai con tôi tự tay tôi và gia đình nuôi nấng đã 3 năm nay. Kinh tế tôi đủ để nuôi hai cháu nhỏ. Mới đây tôi có hỏi bố mẹ vợ xin địa chỉ số điện thoại của vợ nhưng ko được đáp ứng và nhận đc câu trả lời là nó sẽ về. Hiện tại tôi không có địa chỉ cũng như số điện thoại của vợ nữa. Vậy tôi xin hỏi quý luật sư tôi có quyền đơn phương ly hôn hay không? Hai con tôi có quyền nuôi hay không? Thủ tục và cách thức như thế nào?

Luật sư tư vấn:

- Về vấn đề đơn phương ly hôn bạn tham khảo bài viết đã được tư vấn tương tự: "Ly hôn khi vợ, chồng đang ở nước ngoài làm như thế nào?". Theo đó, với trường hợp vợ anh không phải biệt tích mà vẫn còn liên lạc với gia đình, để có thể đơn phương ly hôn, anh phải có được địa chỉ liên hệ của vợ để Tòa gửi giấy triệu tập. 

- Về vấn đề quyền nuôi con bạn tham khảo bài viết: "Giành quyền nuôi con khi ly hôn". Theo đó, nếu anh có được địa chỉ của vợ và giải quyết đơn phương ly hôn khi vợ đang ở nước ngoài nghĩa là vợ trong tình trạng không thể trực tiếp nuôi con, anh có thể giành được quyền nuôi cả hai cháu. Nếu vợ anh trở về giải quyết ly hôn, xác định chị ấy về nước ở hẳn, có khả năng trực tiếp nuôi con, thì việc phân định quyền nuôi con sẽ giải quyết như sau: đối với cháu 8 tuổi: Tòa sẽ hỏi ý kiến cháu xem cháu muốn sống với ai và ưu tiên theo nguyện vọng của con; đối với cháu 5 tuổi: Tòa sẽ giao cháu cho bên nào chứng minh được điều kiện mọi mặt tốt hơn dành cho cháu.

============

Câu hỏi thứ 4 - Ly hôn và giành quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Các luật sư cho em hỏi em có gia đình năm 2013 hiện nay em co 1 cháu đuoc 7th. Cưới nhau về 2 vợ chồng em không có đi làm mà mở tiệm bán tập hóa được 1nam thì buôn bán ế ẩm em đi làm chồng e thì ở nhà không chịu đi làm đến khi em có bầu rồi sanh con tôi nay chồng em cũng không lo dc gì cho 2 mẹ con em tiền anh lo làm ra không chỉ để anh xài. Này còn đem vàng của em nghỉ thai sản để dành sắm được đem tiêu xài việc riêng. Em không còn chịu được nữa nay em muốn xin ly hôn và quyền nuôi con không biết có gặp vấn đề gì không? Nhờ luật sư tư vấn giúp em, em trân thành cảm ơn!!!

Luật sư tư vấn: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Thủ tục đơn phương ly hôn

>> Giành quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Trên đây là nội dung tư vấn về: Tư vấn giành quyền nuôi con khi chồng say xỉn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn liên hệ bộ phận tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169