Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, Slogan công ty 2024
Mục lục bài viết
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký logo, thương hiệu độc quyền cho sản phẩm/dịch vụ của mình cần hiểu các quy định pháp luật, trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, địa chỉ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, điều kiện đăng ký bảo hộ và các vấn đề khác liên quan, cụ thể như sau:
1. Quy định chung về đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu
- Trong cấu thành một thương hiệu, nhãn hiệu, gồm phần hình (logo), phần chữ và phần slogan. Nhiều slogan đã trở lên quen thuộc, tạo dấu ấn riêng cho doanh nghiệp.
- Một vấn đề pháp lý đặt ra là có thể bảo hộ slogan như là một thương hiệu, nhãn hiệu được không? Điều này rất quan trọng vì nếu slogan được bảo hộ dưới dạng thương hiệu, nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể độc quyền sử dụng slogan trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn.
- Câu trả lời là slogan có thể được bảo hộ dưới dạng thương hiệu và nhãn hiệu nếu yếu tố này đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. (slogan có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các chủ thể khác nhau. Slogan không mô tả hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu)
- Vậy khi doanh nghiệp muốn bảo hộ slogan, có thể nhờ sự trợ giúp của các luật sư tư vấn, các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp để họ đánh giá về khả năng đăng ký, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho doanh nghiệp.
2. Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, Slogan công ty
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Cơ quan tiếp nhận, giải quyết về thủ tục cấp đăng ký sở hữu công nghiệp là: Cục Sở hữu trí tuệ.
Thành phần hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Tờ khai (02 bản theo mẫu);
- Giấy uỷ quyền (nếu nộp thông qua đại diện);
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn (nếu có);
- Tài liệu xác nhận quyền ưu tiên (đối với Người nộp đơn là người nước ngoài – nếu có)
- Mẫu slogan (thương hiệu/nhãn hiệu)
- Chứng từ nộp lệ phí.
Các bước thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu
- Thẩm định hình thức: 01 – 02 tháng từ ngày nhận đơn;
- Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
- Thẩm định nội dung đơn: 08 - 12 tháng kể từ ngày công bố
3. Dịch vụ Tư vấn đăng ký Thương hiệu, slogan tại Luật Minh Gia
- Tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ cho slogan; Tư vấn cho khách hàng các phương án xử lý trong trường hợp slogan không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ;
- Tư vấn phạm vi bảo hộ, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ;
- Hoàn thiện hồ sơ, tài liệu;
- Tiến hành thủ tục đăng ký slogan (thương hiệu/nhãn hiệu);
- Tư vấn về các vấn đề khác có liên quan như: vấn đề chủ sở hữu, vấn đề cho phép sử dụng slogan, bảo vệ slogan….
- Tư vấn các vấn đề cần lưu ý sau khi được cấp văn bằng bảo hộ: nghĩa vụ sử dụng slogan, thủ tục gia hạn, các vấn đề liên quan đến thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký slogan…
4. Tìm hiểu thêm về thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
Quy định chung về nhãn hiệu hàng hóa
- Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ thì Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Như vậy nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc.
Điều kiện đối với nhãn hiệu, thương hiệu đăng ký bảo hộ
Nhãn hiệu, thương hiệu đăng ký bảo hộ cần tuân thủ các điều kiện sau đây:
- Nhãn hiệu (logo) phải có đường nét, họa tiết rõ ràng;
- Kích cỡ tối đa của nhãn hiệu là 8 x 8 cm;
- Nhãn hiệu có thể được in mầu hoặc in đen trắng;
+ Một nhãn hiệu có thể được kết hợp ba yếu tố chính: Phần hình, phần chữ và câu slogan;
Tài liệu để nộp đơn Đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu
- 20 mẫu nhãn hiệu nộp đồng thời với đơn đăng ký;
- Kích thước nhãn hiệu không nhỏ hơn 15x 15mm và không lớn hơn 80 x 80mm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Danh mục liệt kê hàng hóa/dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu.
Quy trình và thời gian đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục Sở hữu trí tuệ theo trình tự sau:
- Thẩm định hình thức: Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
- Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
- Thẩm định nội dung: Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Địa chỉ tiếp nhận và xử lý đơn đăng ký thương hiệu
- Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam - Địa chỉ:384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh - Địa chỉ:8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng - Địa chỉ: Số 26 Nguyễn Chí Thanh,Thành phố Đà Nẵng
Trên đây là quy định chung, điều kiện và hướng dẫn việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Cá nhân, tổ chức, quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu liên hệ theo địa chỉ đã nêu hoặc Công ty Luật/Đơn vị tư vấn Sở hữu trí tuệ để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất