Trường hợp lao động nữ nghỉ dưỡng thai cần điều kiện gì?
1. Luật sư tư vấn chế độ thai sản của lao động nữ
Chế độ thai sản là chế độ quan trọng và được lao động nữ rất quan tâm trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. Các vấn đề lao động nữ thường quan tâm liên quan đến chế độ thai sản như:
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản?
- Thời gian hưởng và mức hưởng chế độ thai sản?
- Hồ sơ giải quyết chế độ thai sản bao gồm những giấy tờ gì?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi có lao động nữ mang thai và hưởng các chế độ thai sản?
- Điều kiện hưởng chế độ dưỡng thai, chế độ thai chết lưu, sảy thai…?
- Và các vấn đề khác liên quan.
2. Trường hợp lao động nữ nghỉ dưỡng thai cần điều kiện gì?
Câu hỏi: theo khoản 3 Điều 31 Luât Bảo hiểm xã hội 2016 quy định: "Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con".
Tôi đã đủ điều kiện trên vậy nếu khi tôi có thai 1 tháng và xin nghỉ việc để ở nhà dưỡng thai thì tôi có phải cần giấy tờ chứng minh của bệnh viện khi chốt sổ bảo hiểm xã hội không? Sau khi sinh con khi làm thủ tục hưởng chế độ thai sản thì ngoài những giấy tờ hồ sơ: tờ khai, giấy chứng sinh, quyết định thôi việc thì tôi có cần gửi thêm giấy tờ nào khác không?
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
1.Chị có quyền tạm hoãn hợp đồng để nghỉ dưỡng thai nhưng bắt buộc phải có giấy chứng nhận của cơ quan y tế chỉ định nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hướng xấu tới thai nhi.
Hiện nay, trường hợp của chị không được áp dụng quy định tại khoản 1 điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 vì Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 chưa có hiệu lực.
Điều 32 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động :
“1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.”
Điều 156 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động nữ mang thai :
“Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.”
Theo quy định trên, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận có cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng nào động.
Như vậy, nếu chị bắt buộc phải nghỉ dưỡng thai thì chị có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để tạm hoãn hợp đồng lao động tuy nhiên phải có chỉ định từ các cơ sở y tế có thẩm quyền về việc nếu tiếp chị tiếp tục lao động sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
2. Nghỉ chế độ thai sản và hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Điều 157 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về nghỉ thai sản:
“1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định này chị được nghỉ thai sản 6 tháng, thời gian nghỉ thai sản chị được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm. Trong thời gian 6 tháng nghỉ chế độ thai sản chị vẫn được hưởng nguyên lương .Trong thời gian chị nghỉ chế độ thai sản chị không phải đóng bảo hiểm xã hội mà vẫn được tính là đóng bảo hiểm xã hội
* Hồ sơ hưởng chế độ thai sản bao gồm:
- Đơn của người lao động nữ sinh con hoặc đơn của người lao động nhận nuôi con nuôi (mẫu số 11B-HSB).
- Giấy chứng sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) hoặc Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp) của con.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất