Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Trưng cầu giám định theo quy định Bộ luật tố tụng hình sự

Trưng cầu giám định là một trong những thủ tục trong tố tụng hình sự, đặc biệt là đối với những vụ án gây thương tích, kết quả giám định là cơ sở để xác định mức độ thiệt hại và truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu bạn gặp vấn đề này và muốn tư vấn cụ thể bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được giải đáp.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề trưng cầu giám định

Pháp luật hiện hành quy định cụ thể về các điều kiện, thủ tục tiến hành trưng cầu giám định. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trưng cầu giám định việc có thể xảy ra sai sót hoặc thực hiện không đúng thủ tục theo quy định, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng giám định.

Do đó, nếu bạn hoặc người thân của mình gặp trường hợp này và chưa biết pháp luật quy định như thế nào về vấn đề trưng cầu giám định thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về trưng cầu giám định trong tố tụng hình sự

Trưng cầu giám định được quy định cụ thể tại Điều 205, điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, chi tiết như sau:

Trưng cầu giám định

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Nội dung yêu cầu giám định;

e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

3. Nguyên nhân chết người;

4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

6. Mức độ ô nhiễm môi trường.

---

3. Trưng cầu giám định đối với hành vi cố ý gây thương tích thế nào?

Câu hỏi:

Mẹ tôi có lời qua tiếng lại với 1 người cậu, ông ta không nói gì về nhà dẫn theo con gái đến nhà tôi, cho con gái nói chuyện với mẹ tôi. con gái người cậu xảy ra xô sát với mẹ tôi sau đó người cậu đi từ sau tới rút cây kéo thủ sẳn trong người đâm mẹ tôi nhiều nhát, 1 ở đỉnh đầu, 1 ở vai, 1 hốc ở mắt phải và 1 dộc theo chân mài mắt trái.Cho tôi xin hỏi nếu gia đình tôi kiện người cậu kia thì kiện về tội danh gì? cơ quan nào giám định thương tật? Chân thành cám ơn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Nếu người cậu trong trường hợp này chỉ có mục đích gây thương tích cho mẹ bạn thì hành vi này của cậu bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

…”

Trong trường hợp này người cậu đang có hành vi cố ý gây thương tích cho mẹ bạn do đó gia đình bạn có thể làm đơn trình báo và gửi đến cơ quan công an tại địa phương để đề nghị họ giải quyết.

Điều 207 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về yêu cầu giám định như sau:

“1. Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”

Điều 209 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tiến hành giám định như sau:

“1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định.

Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, người yêu cầu giám định có thể tham dự giám định nhưng phải báo trước cho người giám định biết.”

Trong trường hợp này, gia đình bạn có thể liên hệ với cơ quan công an và trình báo về hành vi này của người cậu đồng thời yêu cầu cơ quan công an tiến hành giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể hoặc giới thiệu gia đình bạn đến tổ chức giám định có thẩm quyền để giám định tỷ lệ thương tật của mẹ bạn.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169