LS Thanh Hương

Tranh chấp nuôi con sau ly hôn giải quyết thế nào?

Luật sư tư vấn về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau: Kính gửi quý công ty Luật Minh Gia Tôi kết hôn năm 2013 khi 24 tuổi và chồng là 34 tuổi, và có 1 cháu nhỏ 5/2013. trong thời gian kết hôn anh ta chưa 1 lần chu cấp tiền nuôi con, chăm lo cho gia đình dù đi làm xa nhà và lương cao. Chúng tôi thường xuyên xích mích và khi anh ta giận thì vứt quần áo của tôi ra đường thậm chí chặt quần áo, đồ đạc của tôi.

Anh ta thường xuyên chửi mắng tôi và bố mẹ tôi. Đến kịch điểm vào tháng 7/201x anh ta gọi điện chửi mắng, lăng mạ mẹ tôi, ép tôi ly hôn nói tôi thấy anh ta có tiền mà bám lấy anh ta.Tôi đã ly hôn và có quyết định của tòa và tháng 9/201x. Quyết định của tòa là trợ cấp nuôi con ở mức thấp nhất 600.000đ từ tháng 10/2015. Nhưng cho đến nay anh ta chưa 1 lần hỏi thăm con, chưa 1 lần thực hiện nghĩa vụ nuôi con. bây giờ anh ta nhờ người nhà làm thủ tục nộp đơn đòi quyền nuôi con ra tòa án. Con tôi hiện tại 37 tháng tuổi, cháu đi học và phát triển bình thường. Tôi hiện tại làm trong cơ quan nhà nước với mức lương hơn 3 triệu /tháng. hàng ngày tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc cháu từ nhỏ đến lớn. Anh ta đi làm xa lương hơn chục triệu nhưng chưa hề chăm sóc con. Bây giờ tôi phải làm gì để chứng minh trước tòa rằng tôi có khà năng chăm con. Tôi không thể xa con được vì tôi chăm sóc con từ nhỏ và tôi không thể yên tâm khi giao con cho người khác chăm sóc, nhất là khi anh ta có thể lấy vợ khác. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 84 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 có quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Theo đó chồng chị có quyền yêu cầu giành quyền nuôi con nếu như đáp ứng được đầy đủ các điều trên. Tuy nhiên, vì chị có nguyện vọng nuôi dưỡng và chăm sóc con nên chị cần chứng minh được rằng:

- Việc nuôi con của chị sau khi ly hôn đến thời điểm này là hoàn toàn tốt, con chị phát triển bình thường về nhận thức và vóc dáng, không bị ngược đãi, xúc phạm, được đi học và hưởng những điều kiện thiết yếu như bạn bè cùng trang lứa.

- Mặc dù mức lương của chị hơn 3 triệu, thấp hơn so với thu nhập của chồng chị, nhưng so với mức sống ở địa phương thì  vẫn đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu, đảm bảo được cuộc sống ổn định của con chị.

- Chị là người có thời gian và điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con tốt hơn chồng chị, vì chồng chị phải đi làm xa, trong khi con chị chỉ 37 tháng tuổi, chưa thể tự chăm sóc bản thân, cần có người lớn.

- Chồng chị mặc dù đã không trực tiếp nuôi con nhưng lại không có trách nhiệm chu cấp cho con, không quan tâm đến con cái, việc này đã vi phạm điều 82, Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Thể hiện chồng chị là người không ân cần, quan tâm đến con, không có

- Việc cho con sống với chồng, sẽ bị ảnh hưởng về đạo đức, nhân phẩm của con sau này vì chồng chị đã từng vứt quần áo của chị ra đường thậm chí chặt quần áo, đồ đạc của chị, chửi mắng bố mẹ chị. Con chị sẽ bị ảnh hưởng xấu và học theo những tính cách này khi lớn lên, vì con chị chỉ hơn 3 tuổi, chưa phát triển đầy đủ  về mặt nhận thức.

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 86, Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì chị có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền trực tiếp nuối con của chồng mình vì những hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của chị và bố mẹ chị, và không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình về chăm sóc con sau khi ly hôn.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Tranh chấp nuôi con sau ly hôn giải quyết thế nào? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn ly hôn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169