Nông Bá Khu

Tranh chấp kinh doanh thương mại là gì? Hình thức giải quyết

Hoạt động thương mại được diễn ra nhằm mục đích sinh lợi và bao gồm hành vi mua bán hàng hóa, dịch vụ. Trong quá trình hoạt động thương mại được diễn ra các bên tham gia không thể tranh khỏi lúc xảy ra những bất đồng về quan điểm, mâu thuẫn lợi ích dẫn đến tranh chấp.

Cách thức giải quyết tranh chấp thương mại này như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Minh Gia, giúp giải đáp phần nào những thắc mắc của quý khách hàng.

1. Tranh chấp thương mại là gì?

Tranh chấp kinh doanh thương mại là những mâu thuẫn (xung đột hoặc bất đồng) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Những mâu thuẫn phát sinh từ hoạt động thương mại có thể kể đến như do hành vi vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật của các bên tham gia quan hệ hợp đồng thương mại làm thiệt hại đến lợi ích của bên còn lại. Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân (pháp nhân, cá nhân kinh doanh).

2. Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Có 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định tại Điều 317 Luật Thương mại năm 2005: Thương lượng, hòa giải, Tòa án, Trọng tài thương mại.

Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp

1. Thương lượng giữa các bên.

2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.”

Việc giải quyết các tranh chấp thương mại dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Các cơ quan và trọng tài thương mại chỉ can thiệp khi yêu cầu của các bên tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp các bên đưa ra lựa chọn hình thức giải quyết phù hợp hoặc dựa trên những thỏa thuận trước đó như điều khoản đã ký trong hợp đồng, …

- Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự bàn bạc, thảo luận giải quyết vấn đề. Ưu điểm nổi bật của hình thức này là các bên tự giải quyết nội bộ, đảm bảo tính bảo mật, thể hiện thiện chí cùng nhau giải quyết vấn đề. Tuy nhiên các bên phải có thái độ hợp tác, hữu nghị ngồi lại bàn luận với nhau mới đạt được hiệu quả. Đây là phương thức thông dung được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn đầu tiên trong thực tiễn. Bởi vậy, khi xảy ra tranh chấp các bên trước tiên vẫn thường lựa chọn hình thức thương lương với nhau. Tiết kiệm thời gian và chi phí, dựa trên sự thiện chí giải quyết vấn đề nhanh chóng, duy trì mối quan hệ hợp tác sau này.

- Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba (hòa giải viên) làm trung gian nhằm hỗ trợ đưa ra gợi ý trung lập cùng tìm kiếm giải pháp thích hợp. Sự tham gia bên trung lập đưa ra ý kiến khách quan cân bằng lợi ích giữa các bên. Bên thứ ba chỉ nêu ra gợi ý, khuyến nghị mà không có quyền quyết định, ý kiến không màn tính ràng buộc. Quyết định được đưa ra và thực hiện hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện và ý chí của các bên. Việc có bên ngoài tham gia cũng không thể tránh khỏi rủi ro về tính bảo mật vụ việc.

- Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết thông qua hoạt động của Trọng tài viên, là bên thứ ba độc lập. Đối vụ việc thuộc thẩm quyền và nhận được yêu cầu của các bên thì Trọng tài mới nhận giải quyết tranh chấp. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, không có kháng cáo hay kháng nghị, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Phán quyết của Trọng tài buộc các bên phải tôn trọng và thực hiện. Thông thường vụ việc đều được xét xử nguyên tắc trọng tài xử kín để bảo đảm tính bảo mật. Hình thức trọng tài thương mại ngày càng được ưa chuộng lựa chọn bởi phán quyết của Trọng tài viên có tính khách quan cân bằng các bên, phần nào ràng buộc thực hiện theo và tiết kiệm thời gian hơn xét xử tại Tòa án.

- Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực nhà nước. Phán quyết của tòa án mang tính bắt buộc thực hiện và được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Tòa án chỉ nhận giải quyết vụ việc khi có yên cầu của các bên và tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo