LS Xuân Thuận

Đất tổ tiên để lại phân chia theo quy định thế nào?

Chào luật sư cho tôi hỏi trường hợp thắc mắc về phân chia đất tổ tiên để lại và có tranh chấp chia thừa kế như sau: Ông nội tôi có 2 vợ 8 người con lúc sống năm ông mua 1 căn nhà ông và bà cả ở, năm 19xx ông mua cho mẹ con vợ hai 1 căn nhà và vợ 2 ở đấy năm 19xx ông nội tôi chết không có đi chúc thì bà nội tôi bà cả đã bán căn nhà mà ông nội và bà vợ cả (bà nội ) ở còn bà 2 vẫn ở căn nhà mà ông tôi mua năm 19xx .

Năm 2001 cả 2 bà vợ ông tôi chết . Nay các con bà 2 đòi chia tài sản căn nhà bà cả đã bán ! Nói căn nhà ông nội tôi mua năm 19xx là của bà vợ 2 mua . Vậy giờ phải phân chia như thế nào . Cảm ơn luật sư

Trả lời tư vấn:

Chào bạn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Phân chia di sản thừa kế trong gia đình

Trong trường hợp này gia đình cần xác định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi nhận thông tin của ai, bởi lẽ, đối với thời điểm năm 1956 thì sau đó luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có hiệu lực thì đã cấm lấy vợ 2. Cho nên, cần dựa vào hồ sơ địa chính hoặc trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định đây là tài sản của ai để xác định yêu cầu chia di sản có phù hợp hay không. Nếu như đây là tài sản chung của cả hai ông bà hai thì cần xác định khi ông mất các con bà hai vẫn có quyền yêu cầu chia phần di sản của ông vì các con bà hai đều là hàng thừa kế theo quy định pháp luật khi căn cứ theo quy định về hàng thừa kế trong Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169