Nguyễn Ngọc Ánh

Trách nhiệm khi lấy lại phương tiện bị tạm giữ do vi phạm

Chào luật sư tôi muốn hỏi: Anh nhà tôi vì vi phạm luật giao thông nên công an giao thông đã tịch thu chiếc xe máy của anh ấy. Do không có xe để đi nên anh ấy đã lấy lại chiếc xe của mình từ phòng cảnh sát. Cho tôi hỏi anh phạm tội gì và bị xử phạt ra sao?

 

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu về công ty Luật Minh Gia! Sau đây, chúng tôi xin tư vấn yêu cầu của bạn:

 

Theo như lời trình bày của bạn, do bạn không cung cấp đầy đủ những thông tin anh của bạn lấy xe từ phòng cảnh sát bằng hình thức nào nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn các trường hợp như  sau:

 

Thứ nhất, người có hành vi vi phạm đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tục hành chính theo quy định tại điều 8 Thông tư 47/2014/ TT- BCA. Trong trường hợp này, hành vi của anh của bạn đúng với quy định của pháp luật và không phải  chịu hậu quả pháp lí bất lợi.

 

Thứ hai, anh của bạn lấy lại chiếc xe bằng “ hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy bằng thủ đoạn lén lút” để sử dụng từ phòng cảnh sát giao thông thì có thể bị truy cứu TNHS với tội trộm cắp tài sản quy định tại Điều 173 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

 

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

 

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

 

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

 

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

 

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

 

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

 

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

 

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

Thứ ba, anh của bạn lấy lại chiếc xe bằng “ hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” tức chiếm đoạt chiếc xe thì anh của bạn bị truy cứu THHS theo tội cướp tài sản quy định tại điều 168 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

 

Điều 168. Tội cướp tài sản

 

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

 

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

 

Với hai tội danh trên, có quy định về hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. “của người khác” có thể hiểu là tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác, cũng có thể hiểu là tài sản thuộc quyền quản lý hợp pháp của người khác. Chiếc xe này tuy thuộc quyền sở hữu của chồng bạn, nhưng đang trong thời gian bị tạm giữ để phục vụ điều tra, giải quyết vụ việc nên lấy chiếc xe mà không được sự đồng ý của cơ quan đang quản lý hợp pháp tài sản vẫn bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Như vậy, tùy từng hành vi cụ thể về việc lấy chiếc xe từ cơ quan có thẩm quyền tạm giữ mà chồng bạn sẽ bị áp dụng hình thức xử lý đúng quy định.

 

Trân trọng!

Phòng luật sư tư vấn  - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo