Trách nhiệm hình sự với người chưa thành niên phạm tội.
Nội dung yêu cầu tư vấn: Chào luật sư, em có một đứa cháu bị 1 nhóm thanh niên đánh nhiều lần và 1 ngày cháu đi học đã mang theo dao đi và cuối buổi tan học cháu và 2 bạn của cháu tan học về và vào quán nước ngồi uồng nước thì bị 1 nhóm thanh niên xuống xe vào quán nước để đánh cháu và cháu đã chống cự lại là dùng dao đâm thanh niên đến đánh cháu.
Cho em hỏi cháu chưa đến tuổi vị thành niên mà đâm người bị thương tích như vậy thì trong luật hình sự thì bị xử lý như thế nào? VÀ BÊN BỊ HẠI ĐA ĐI VIÊN SAU 4 ngày đã đi giám định thương tật trên 60%. mà nhà bị hại làm đơn kiện thì cháu em sẽ bị xử lý như thế nào luật sư cho em biết được ko ạ . em cảm ơn nhiều .
Trách nhiệm hình sự với người chưa thành niên phạm tội
.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);
d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);
đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);
e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).
Do bạn không để cập đến tuổi cụ thể của cháu bạn, nên bạn có thể đối chiều với từng trường hợp sau:
Trước hết, Điều 134 Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
…”.
Theo như bạn trình bày, thì người bị hại có tỷ lệ thương tật là 60% và thuộc khoản 2 của Điều 134 tương ứng với mức cao nhất của khung hình phạt là 6 năm tù và là tội phạm nghiêm trọng.
Trường hợp 1: Cháu bạn là người dưới 16 tuổi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.
Trường hợp 2: Cháu bạn là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuồi thì cháu sẽ phải chịu trách trách nhiệm về tội phạm này.
Như vậy, cần căn cứ vào hậu quả đã xảy ra cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi cháu bạn đã thực hiện và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cháu bạn có thể được xem. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, có thể cháu bạn đã phạm tội thuộc khoản 2 Điều 134 BLHS nên khi xét thấy có dấu hiệu tội phạm Cơ quan điều tra sẽ ra quyết đinh khởi tố vụ án hình sự, mà không phụ thuộc vào việc người bị hại có yêu cầu khởi tố hay không.
Trân trọng!
Phòng luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất