LS Vũ Thảo

Trách nhiệm của Công ty TNHH 100% vốn nước ngoài khi phá sản đối với nhân viên như thế nào?

Nhân viên công ty TNHH vốn 100% nước ngoài (Trung Quốc) thuộc chi nhánh ở khu vực 4 (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) muốn tư vấn trách nhiệm của công ty với nhân viên khi công ty phá sản.

Nội dung tư vấn: Xin chào các chuyên gia.Em làm ở 1 công ty TNHH vốn 100% nước ngoài (Trung Quốc).thuộc chi nhánh ở khu vực 4 (huyện Trà Cú,tỉnh Trà Vinh).Do tình hình không có đơn hàng dẫn đến công ty thua lỗ và sắp phải tuyên bố phá sản. Em đã ký hợp đồng không xác định thời hạn (nhưng hiện tại công ty lại cho ký thêm 1 bảng phụ lục hợp đồng thay đổi mức lương,có ghi chú là phụ lục hợp đồng này có giá trị hiệu lực đến khi cái Mã số hợp đồng không xác định thời hạn trước kết thúc)Nếu bây giờ công ty tuyên bố phá sản.thì trách nhiệm của công ty đối với em là như thế nào? Được biết công ty có hợp đồng thuê đất là 50 năm,tới giờ đã hoạt động được 10 năm rồi. Mong nhận được tư vấn từ các chuyên gia. Xin cảm ơn!! 

 

Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi thông tin tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi giải quyết như sau:

 

Căn cứ Điều 4 Luật phá sản năm 2014 quy định như sau:

 

"1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

 

2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản."

 

Theo quy định trên thì chỉ khi tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới được coi là ở trong tình trạng phá sản.

 

Khi công ty phá sản, thứ tự phân chia tài sản được quy định tại Điều 54 Luật phá sản năm 2014 như sau:

 

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

 

a) Chi phí phá sản;

 

b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

 

c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

 

d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

 

 2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

 

a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

 

b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

 

c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

 

d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

 

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

 

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”

 

Như vậy, sau khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản, tài sản công ty sẽ được chi trả cho chi phí phá sản, số tiền còn lại sẽ trả các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết. Tóm lại, công ty có trách nhiệm trả các khoản nợ cho bạn sau khi công ty đã chi trả xong chi phí phá sản.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Vũ Thảo - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo