Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Trách nhiệm của chủ sở hữu khi doanh nghiệp phá sản

Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bị phá sản thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm như thế nào? Có phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình không? Luật Minh Gia tư vấn trường hợp này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Doanh nghiệp

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do làm ăn thua lỗ và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản theo trình tự, thủ tục tố tụng. Theo đó, sẽ phát sinh các vấn đề như xử lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp còn gặp vướng mắc liên quan đến vấn đề tài sản không đủ để thực hiện nghĩa vụ với chủ nợ và người lao động. Vì vậy, nếu bạn là chủ sở hữu doanh nghiệp và đang gặp phải những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, bạn cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến phá sản doanh nghiệp, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp khi doanh nghiệp phá sản

Nội dung câu hỏi đề nghị luật sư tư vấn: Tôi là chủ sở hữu của một công ty TNHH MTV vốn góp 10 tỷ đồng. Do thua lỗ kéo dài hiện không còn vốn tiến mặt nữa. Hiện nay công ty không có khả năng chi trả lương của tháng 4 là 1,4 tỷ và tháng 5 cho người lao động và công nợ là 7 tỷ, giá trị tài sản còn lại sau khi khấu hao hao mòn là khoàng 3 tỷ như vậy nếu thanh lý tài sản thì chỉ có thể đủ trả lương cho người lao động thôi. Xin nhờ Luật sư tư vấn cho trong trường hợp này tôi phải làm gì? Hiện nay tôi rất là bối rối. Cảm ơn luật sư nhiều.

Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Tại Khoản 1 Điều 63 Luật doanh nghiệp 2005 có quy định: "Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty".

Như vậy, công ty TNHH một thành viên là một pháp nhân. Một trong những đặc điểm của loại hình công ty này là tính tách bạch tài sản của Công ty với tài sản của chủ sở hữu. Trong trường hợp này, bạn là chủ sở hữu công ty sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào bằng tài sản riêng của mình đối với những khoản nợ của công ty, kể cả khi công ty làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản.

Bạn cũng là chủ sở hữu của công ty đó. Bởi vậy, mọi quyền lợi và nghĩa vụ của bạn liên quan đến công ty trên bạn đều phải chấp hành theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 65 Luật doanh nghiệp thì chủ sở hữu công ty có nghĩa vụ:

"1. Góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết; trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

2. Tuân thủ Điều lệ công ty.

3. Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty.

Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

4. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.

5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty".

Như vậy, căn cứ vào quy định trên, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với tất cả các nghĩa vụ trên với tư cách là chủ sở hữu công ty. Bạn phải chịu trách nhiệm đối với phần vốn mà bạn cam kết góp. Nếu bạn không góp hoặc góp không đủ thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với phần vốn đã cam kết góp vào công ty. Nếu bạn chưa góp đủ thì bạn sẽ buộc phải góp đủ. Các chủ nợ có thể sẽ kiện ra tòa và khi đó bạn sẽ bị cưỡng chế thi hành án, tịch thu tài sản cho đến khi đủ số tiền mà bạn đã cam kết góp cho công ty.

Trường hợp bạn đã góp đủ số vốn cam kết góp thì Tòa án sẽ không thể kê biên tài sản cá nhân của chủ sở hữu vì chế độ trách nhiệm đối với công ty TNHH một thành viên là trách nhiệm hữu hạn. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ khác trong phạm vi số vốn cam kết góp của mình.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Trách nhiệm của chủ sở hữu khi doanh nghiệp phá sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo