Lại Thị Nhật Lệ

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả chết người

Ba em có tham gia giao thông, sáng sớm ngày 5/2/2017 có xảy ra và quẹt với người đi bộ (68 tuổi), người đi bộ bị té xuống đường, gây chấn thương não và đã tử vong trong bệnh viện. Sau khi tai nạn xảy ra nhà e có đến thăm hỏi và gửi số tiền trước để làm mai táng, sau lễ mai táng nhà em liên hệ lại với để tiến hành thương lượng đền bù vì ban đầu họ có nói là không làm khó, chuyện xui ruổi không ai muốn, nhưng sau đó họ yêu cầu nhà e bồi thường 70tr đồng + tiền bảo hiểm xe máy.

 

Thật ra, chuyện xảy ra ngoài ý muốn mà nhà e cũng ko có nhiều tiền để bồi thường. Nhờ Anh (chị) từ vấn giúp e tình huống này thì có bị phạt tù hay không và mức phạt bao nhiêu năm và phải đền bù bao nhiêu ạ, nhà e đang rất hoang mang, vì ba e cũng lớn tuổi ạ, sau tai nạn thì chân bị nức xương không đi lại được. Ba e có giấy phép lái xe, bảo hiểm xe máy và hoàn toàn không say xỉn. E cám ơn và mong nhận được tư vấn sớm từ anh (chị).

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Căn cứ theo Căn cứ theo Điều 202* bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009  quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:
 

 

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
…”

 

Người nào điều khiển  phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ là lỗi trực tiếp gây ra tai nạn chết người hoặc gây tổn hại nghiêm trọng sức khỏe cho người khác. 

 

Như vậy, nếu bố bạn không vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ: đi đúng tốc độ, làn đường, khoảng cách an toàn v.v.., không có lỗi gây ra tai nạn thì bố bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

 

Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:

 

“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

 

Khi bồi thường thiệt hại thì sẽ thực hiện theo quy định như trên. Bố bạn sẽ không phải thực hiện bồi thường nếu bố bạn không có lỗi gây ra tai nạn, lỗi hoàn toàn do người bị thiệt hại. Trong trường hợp bố bạn có một phần lỗi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lỗi của mình. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

 

Căn cứ theo Điều 591 Bộ luật hình sự quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm thì bồi thường thiệt hại về tính mạng bao gồm: Chi phí viện phí điều trị của mẹ bạn trước khi mất; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;Thiệt hại khác do luật quy định. Ngoài ra, người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
 

Hai bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại, nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết. Tòa án sẽ xem xét về mức độ vi phạm, lỗi của hai bên và mức chi phí trên thực tế để đưa ra mức bồi thường hợp lý.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Cv: Vũ Nga - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn