Tội xâm phạm quyền bầu cử - quyền ứng cử của công dân
Điều 126 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về Tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân
* Dấu hiệu pháp lý
- Khách thể: Tội phạm này xâm phạm vào quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân.
- Khách quan: Được thực hiện bằng các hành vi cản trở việc thực hiền quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân bằng các thủ đoạn khác nhau như hành vi ngăn chặn không cho người kahcs thực hiện quyền bầu cử, ứng cử theo ý muốn của họ hoặc buộc người khác phải thực hiện quyền đó trái với ý muốn của họ băng một trong các thủ đoạn như:
+ Lừa gạt: là dùng mọi thủ đoạn gian dối khiến người khác hiểu lầm, hiểu sai mà bổ phiếu bầu cử trái với ý muốn của họ.
+ Mua chuộc: là đưa tiền, đồ vật hoặc lợi ích vật chất khác lôi kéo khiến người khác nghe mình mà bỏ phiếu cho người này, không bỏ phiếu cho người kia…
+ Cưỡng ép: Dùng bạo lực, quyền lực buộc người khác phải làm theo ý muốn của mình.
+ Dùng thủ đoạn khác: Là các thủ đoạn có tính uy hiếp tinh thần, buộc người khác vì sợ mà làm theo ý muốn của mình.
Thời điểm hoàn thành của tội phạm là thời điểm hành vi cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử của công dân được thực hiện bằng các thủ đoạn trên.
- Chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp
- Chủ thể: là bất kỳ người nào có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 trở lên.
* Hình phạt
1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở việc thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến hai năm:
A) Có tổ chức;
B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
C) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất