Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tội đưa chất thải vào lãnh thổ việt nam

Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam là hành vi nhập khẩu, cho phép nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.

I. Dấu hiệu pháp lý

1. Khách thể: tội phạm này xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường bởi vì các công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường sau khi được nhập về, sử dụng sẽ gây ra hậu quả về môi trường.

Đối tượng tác động của tội phạm này là công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải từ nước ngoài vào Việt Nam.

2.  Khách quan:

Người phạm tội có một trong hai hành vi sau:  + Nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các phế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Hành vi nhập khẩu có thể thực hiện một cách trực tiếp hoặc thông qua nhập khẩu uỷ thác. Nếu người được uỷ thác biết được công nghệ, máy móc, thiết bị, các phế phẩm sinh học, chế phẩm hoá học khác, các chất độc hại, chất phóng xạ hoặc phế thải là không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường mà vẫn nhập theo sự uỷ thác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm (thực hành).

+ Cùng với hành vi lợi dụng việc nhập khẩu để phạm tội, điều luật còn quy định hành vi phạm tội còn được thực hiện bằng thủ đoạn khác để đưa vào Việt Nam chất thải gây ô nhiễm môi trường. hành vi khác ở đay là ngoài những hành vi nhập khẩu đường không, đường biển, đường bộ chính thức, người phạm tội có thể đưa vào Việt Nam bằng đường nhập lậu, đưa qua các dường tiểu ngạch để chuyển chất thải vào Việt Nam, quá cảnh các chất thải nguy hại qua Việt Nam

Dấu hiệu “không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường” được xác định trong một số văn bản như: Thông tư liên bộ số 2880/KCM-TM (19/12/1996) của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Thương mại quy định tạm thời đối với việc nhập khẩu phế liệu; Quyết định số 2019/1997/QĐ-BKHCNMT (1/12/1997) của Bộ trưởng của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với việc nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng…v.v…

Tội phạm hoàn thành khi hành vi đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

+ Điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự: Chỉ cấu thành tội phạm này nếu đưa vào Việt Nam các chất thài nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Chủ quan: là lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Động cơ, mục đích phạm tội không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

4. Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật. Tuy nhiên đối với hành vi “cho phép nhập”… chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn (chủ thể đặc biệt) trong việc quản lý xuất nhập khẩu (phê duyệt, chấp nhận, cho phép nhập khẩu).

II. Hình phạt

1. Người nào lợi dụng nhập khẩu hoặc cho phép nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các chế phẩm sinh học, phế liệu hóa học hoặc bằng thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Vieeth Nam chất thải nguy hại hoặc chất thải khác với số lượng lớn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

2. phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

- Có tổ chức

- Chất thải nguy hại có số lượng lớn hoặc chất thải khác có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn.

- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169