LS Vũ Thảo

Thừa kế di sản khi không có di chúc ?

Chào luật sư, cho tôi hỏi về việc thừa kế tài sản không có di chúc như sau: Bà nội tôi mất khoảng năm 1935, Ông nội tôi mất năm 1978, khu đất này bố tôi canh tác toàn bộ khu vườn còn chú mợ tôi chỉ ở trong 01 căn nhà do Ông nội tôi để lại

 

Chú tôi câm điếc bẩm sinh, có vợ cũng ngơ ngơ không biết làm gì cả, chỉ có ăn và phá. năm 2013 chú tôi mất, năm 2014, bà mợ cũng mất, chú có 01 đứa con gái sinh ra, bố tôi nuôi từ lúc 01 tuổi đến khi lấy chồng. Năm 2016, Anh trai tôi nhờ đứa cháu gái này ký cho khu toàn bộ khu đất này và anh trai tôi đã được cấy giấy xong, Sau khi biết được anh trai tôi có sổ đỏ, chúng tôi không đồng ý. Như vậy chúng tôi có thể đề nghị Các cấp hủy sổ đỏ này và đề nghị được thừa kế theo pháp luật được không, Ông nội tôi có 04 người con, Bố tôi anh cả, chú thứ 2 hy si Sinh năm 1967, cô tôi hiện còn sống, chú tôi út bị câm điếc bẩm sinh.

 

Trả lời: 

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo Điều 623 BLDS 2015 quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau:

 

 

“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

 

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

 

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

 

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”

 

Căn cứ quy định trên, bà bạn mất từ năm 1935, ông bạn mất từ năm 1978, tính đến thời điểm hiện tại là đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế. Khi đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thì di sản do người nào đang quản lý, sử dụng thì tiếp tục được quản lý. Đối với con của ông bà bạn không có khả năng lao động thì nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng thuộc về anh, chị, họ hàng thân thích của người đó. 

 

Tuy nhiên, bạn cần xem xét về hợp đồng chuyển nhượng giữa anh trai bạn và người cháu gái kia về giao dịch tặng cho có hợp pháp hay không? Bởi lẽ theo nguyên tắc thì khối di sản thừa kế này được giao cho con gái của chú bạn, và vì vậy, người này sẽ có toàn quyền để định đoạt khối tài sản này  bao gồm cả việc chuyển nhượng, tặng cho,.... Nếu như giao dịch này hợp pháp thì người anh trai sẽ vẫn có quyền sở hữu đối với khối tài sản này còn giao dịch không được xác định hợp pháp thi con gái của chú bạn sẽ vẫn có quyền sử dụng đối với phần đất trên.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thừa kế di sản khi không có di chúc ? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến - Số điện thoại: 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

CV Bảo Châu - Công ty luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn