Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Luật sư tư vấn về vấn đề sau khi ly hôn muốn thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con có được không? Thủ tục để làm yêu cầu như thế nào? Quy định của pháp luật về vấn đề này như sau:

1. Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con thực hiện thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư cho tôi hỏi: Sau khi ly hôn. Vợ tôi bỏ đi nước ngoài và đã có bồ bên đó. Quyết định của tòa hai con tôi (6 và 3 tuổi) là vợ nuôi mỗi tháng tôi phải chu cấp cho hai đứa 2 triệu đồng. Nhưng đã hơn năm tháng nay con tôi lại ở với tôi. Giờ tôi muốn đòi lại quyền nuôi con và đòi quyền cấp dưỡng thì thủ tục thế nào và thời gian bao lâu? Xin cảm ơn luật sư.

Trả lời: Công ty luật Minh Gia tư vấn cho bạn như sau:

Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. 

…”

Như vậy theo thông tin anh cung cấp thì hiện nay, theo quyết định của Tòa án thì vợ anh là người giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn. Theo quy định của pháp luật, vợ anh buộc phải trực tiếp nuôi dưỡng con; tuy nhiên hiện nay hai người con là do anh trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng chứ không phải vợ anh. Vì vậy anh có quyền gửi đơn ra Tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:

- Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

- Bản án ly hôn;

- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);

- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;

Để thực hiện quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, anh phải gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ cũ của anh cư trú.

Như anh đã trình bày thì hiện vợ anh đang ở Úc, vì vậy cần làm rõ ở đây là chị đó còn tên trong sổ hộ khẩu ở Việt Nam hay không và việc vợ cũ của anh sang Úc là đi du lịch hay qua đó để sinh sống, làm việc.

Nếu vẫn còn tên trong sổ hộ khẩu và sang Úc chỉ để du lịch thì anh có thể làm đơn yêu cầu và gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân quận/huyện nơi chị đó cư trú.

Nếu chị đó đã xuất cảnh để sang Úc sinh sống, làm việc thì anh phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc chị đó đã xuất cảnh sang nước ngoài và gửi kèm theo hồ sơ đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn tới Tòa án nhân dân tỉnh/ thành phố.

2. Thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo luật hôn nhân gia đình

Câu hỏi: Chào anh chị ,tôi và chồng cũ đã ly hôn từ năm 2012 ,khi ly hôn chúng toi có một con chung và dc thoả thuận chồng cũ của tôi là người trực tiếp nuôi ,nhưng hiện tại chồng cũ của tôi đang trong thời gian cải tạo và con của tôi đang sống cùng ông bà nội nay cháu được 6 tuổi ,tôi muốn nhờ anh chị tư vấn giúp tôi thủ tục cần thiết để dành lại quyền trực tiếp nuôi con, xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

 Hiện nay, người chồng đang cải tạo nên không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con, ông bà nội đang trực tiếp nuôi cháu do đó chị có căn cứ để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Thủ tục bao gồm :

- Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;

- Bản án ly hôn;

- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);

- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);

- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;

Hồ sơ gửi tới TAND nơi người chồng đang cư trú

---

3. Thay đổi người nuôi con theo quy định pháp luật thế nào?

Câu hỏi: Tôi và vợ tôi đã ly hôn từ năm 2014 lúc đó con trai tôi chưa đủ 3 tuổi. nên tòa án quyết định giao cháu bé cho vự tôi nuôi dưỡng và tôi phải chu cấp mỗi tháng 600.000, đồng (Mặc dù vợ tôi không yêu cầu tôi phải chu cấp tiền nuôi con). Đến con tôi đã tròn 4 tuổi vì vợ tôi không có việc làm ổn định .(Phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ cô ấy), nên cháu không phát triển bình thường về thể chất cháu bị suy dinh dưỡng, môi trường sinh hoạt vui chơi không có. Nơi vợ tôi hàng ngày sinh sống cách xa khu dân cư vì vậy hàng ngày con tôi phải đi học mầm non trường cách nơi ở 6km đường đê biển. Công việc của tôi hiện nay ổn định về nơi làm việc và thu nhập tôi muốn đón con trai tôi về nuôi dưỡng có được không.

Trả lời: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

>> Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

---

4. Thoả thuận quyền nuôi con khi chưa ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Thưa luật sư, tôi xin hỏi về vấn đề cam kết trong hôn nhân, vkck tôi lấy nhau đã đc 3 năm cũng nhiều bất đồng và k tin tưởng. Cụ thể là ck tôi có đi ngoại tình và bị tôi phát hiện. Vì vẫn muốn giữ gìn gđ vì các con nên tôi muốn lập 1 cam kết vợ chồng nếu ly hôn thì quyền nuôi con và tài sản sẽ thuộc về tôi. Như vậy có đc công chứng và là đúng pháp luật không. kính mong luật sư cho tôi câu trả lời về thắc mắc này. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Hiện tại, không có quy định về cam kết trong thời kỳ hôn nhân về quyền nuôi con trong trường hợp vợ chồng ly hôn. 

Nếu muốn cam kết này có giá trị pháp lý, anh chị có thể đề cập đến trong đơn yêu cầu ly hôn để Toà án công nhận thoả thuận đó.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn về quyền nuôi con khi ly hôn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169