Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con thế nào?

Chào luật Sư Minh Gia, cho tôi hỏi về việc thay đổi người nuôi con như sau ạ: Tôi và chồng chồng tôi ly hôn từ 5/2016 lúc đó tôi chưa có điều kiên nuôi hết 2 đứa con nên tôi chọ nuôi 1 đứa. con trai út tôi 6 tuôi chông tôi nuôi.trong thời gian qua chồng tôi không đứa con ở với anh ấy gặp tôi. mặt dù tôi đã tìm cách van xin anh ấy. hiện tại cuộc sống cũng ôn định tôi muốn cháu về ở với tôi, nhờ luật sư tư vân giúp tôi làm sao tôi có thể thay đổi quyền nuôi nó hợp pháp. Xin cảm ơn.

1. Tư vấn: Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn thế nào?

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau: Theo như bạn trình bày, khi ly hôn bạn nuôi 1 cháu, chồng bạn nuôi 1 cháu. Hiện nay chồng bạn không cho bạn thăm gặp cháu bé ở cùng chồng bạn. Nên bạn muốn được nuôi cả hai cháu, căn cứ theo Điều 84 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."

Theo quy định trên nếu chị có căn cứ chứng minh người chồng đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì chị có quyền gửi hồ sơ yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con tới TAND nơi người chồng và con đang cư trú. Khi xét căn cứ thay đổi quyền trực tiếp nuôi con, nếu con đủ 7 tuổi thì TAND xem xét nguyện vọng của con.

Hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:

- Đơn yêu cầu thay đổi  người trực tiếp nuôi con;

- CMND bản sao chứng thực của chị;

- Sổ hộ khẩu bản sao chứng thực của chị;

- Bản án/ quyết định của TAND khi ly hôn;

- Xác nhận nơi cư trú của chồng và con ( do cơ quan công an xã, phường xác nhận)

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Hoặc bạn có thể làm đơn gửi cơ quan thi hành án về việc chồng bạn hạn chế quyền của bạn theo Khoản 3 Điều 82 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đó là : "Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở"

----

2. Tư vấn về vấn đề giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn

Câu hỏi:

Thưa luật sư, cho tôi hỏi trường hợp tôi và chồng ly hôn từ năm 201x. Tôi có 2 cháu nhỏ 1 cháu 8 tuổi và 1 cháu 4 tuổi. Vào thời điểm li hôn do tôi không đủ đk nuôi con nên tôi và chồng thoả thuận sẽ cho 2 cháu ở bên gia đình chồng, đến khi tôi đủ điều kiện sẽ đón cháu bé 4 tuổi về ở cùng. Toà đã quyết định cho chồng tôi được nuôi 2 cháu.

Nhưng sau khi li hôn bên nhà chồng đã cấm cản không cho tôi được gặp 2 con tôi. Nay điều kiện tôi đã khá hơn tôi muốn dành quyền nuôi con về ở với mình. Mong luật sư tư vấn để tôi làm thủ tục dành lại quyền nuôi con mình.

Trả lời:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về hành vi cấm cản không cho gặp con của gia đình chồng

Theo quy định của Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Mặt khác; cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Như vậy, hành vi không cho bạn gặp con của gia đình chồng là hành vi trái pháp luật, xâm phạm tới quyền và nghĩa vụ của bạn không trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

- Thủ tục giành lại quyền nuôi con sau ly hôn

Tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.

Như vậy, bạn có thể thỏa thuận với chồng về việc muốn giành lại quyền nuôi con. Nếu không thỏa thuận thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, con đủ 07 thì phải xem xét nguyện vọng của con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Nếu bạn thỏa thuận được với người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú công nhận sự thỏa thuận đó để giành lại việc trực tiếp nuôi con.

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì bạn phải khởi kiện tại Tòa án và phải có căn cứ cho việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án nơi người trực tiếp nuôi con cư trú hoặc làm việc có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Bạn và người trực tiếp nuôi con có thể thỏa thuận chọn Tòa án nơi bạn cư trú hoặc làm việc để giải quyết vụ việc.

Bên cạnh đó, bạn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa an nơi con cư trú hoặc Tòa án nơi bạn, chồng cũ của bạn cư trú, làm việc để bảo vệ quyền thăm nom con của mình sau khi ly hôn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169