Phương Thúy

Thủ tục thực hiện việc nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Lương hưu là một trong những vấn đề mà người tham gia bảo hiểm xã hội đặc biệt quan tâm, bởi với nhiều người đó là số tiền duy nhất duy trì cuộc sống của họ khi về già và không còn đủ sức khỏe để lao động. Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng thì mức độ hưởng lại khác nhau. Do đó để đảm bảo quyền lợi của mình, mỗi chủ thể phải có sự am hiểu nhất định pháp luật bảo hiểm xã hội nói chung và lương hưu nói riêng.

1. Luật sư tư vấn.

Nếu bạn đang trong tình huống khó khăn này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về điều kiện hưởng lương hưu.

- Người đang hưởng lương hưu chết thì ai sẽ được hưởng khoản tiền hưu trí còn lại?

Để minh họa cho vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2.Thủ tục thực hiện việc nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước như thế nào?

Nội dung câu hỏi: Kính gửi Luật Minh Gia, Hiện tại, tôi đang làm việc cho Công ty A và đang có một hợp đồng với một Tổng Công ty B - TCT nhà nước, HĐ được ký ngày 27/03/2018. Ngày 01/06/2018 - Tổng Giam Đốc TCT B về nghỉ hưu.Từ ngày 27/03-15/04 chúng tôi có hoàn thành 01 hạng mục (Hạng mục C) trong hợp đồng và bắt buộc phải thực hiện ký nghiệm thu (theo ngày 15/04) cấp Công ty (cần TGĐ ký) nhưng do các hạng mục khác chưa hoàn thành nên chúng tôi chưa thực hiện việc nghệm thu này. Kính hỏi Quý luật sư: - Hiện nay, TGĐ đã về hưu, TCT B đã có TGĐ mới, Biên bản nghiệm thu hạng mục C ở trên có thể trình ký TGĐ mới hay không? Được thì vì sao? Và không được thì nên xử lý thế nào?Nhờ Quý luật sư trả lời giúp tôi.Trân trọng!

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Gia. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Căn cứ theo Điều 67 Nghị định 97/2015/NĐ-CP về quản lý người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, quy định về nghỉ hưu như sau:

 

“Điều 67. Nghỉ hưu

 

Người quản lý doanh nghiệp được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Thủ tục nghỉ hưu đối với người quản lý doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.”

 

Đồng thời, Điều 11 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức như sau:

 

“Điều 11. Quyết định nghỉ hưu

 

1. Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra quyết định nghỉ hưu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

 

2. Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để công chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu.

 

3. Công chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận trước thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu.

…”

 

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, khi Tổng giám đốc – Tổng công ty nhà nước nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận trước thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu. Do đó, đối với trường hợp của bạn, Tổng giám đốc cũ đã về hưu và Tổng công ty B đã có Tổng giám đốc mới, nên biên bản nghiệm thu hạng mục C sẽ trình Tổng giám đốc mới ký.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo