Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục thành lập văn phòng tư vấn du học và đào tạo ngoại ngữ

Hiện tại em đang có ý định mở văn phòng tư vấn du học và đào tạo ngoại ngữ, Một cty phía đối tác nói là muốn hợp tác kinh doanh với VP bên em chứ ko phải ủy quyền cho bên em là văn phòng đại diện,

Xin luật sư tư vấn giúp em về sự khác biệt giữa VPĐD và HTKD là như thế nào? và đối với nhà nước thì em cần làm những thủ tục gì ạ? Em mong hồi âm của Luật Sư, Trân Trọng Cảm ơn            

Trả lời

* Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy đinh tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 như sau:

 Hợp đồng hợp tác kinh doanh(sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC)là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân

Như vậy hợp đồng hợp tác kinh doanh được hiểu là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập một pháp nhân mới. Còn hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hình thức đầu tư trực tiếp và được ký kết giữa các nhà đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.

 * Tại Khoản 1 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2005 có quy định về khái niệm văn phòng đại diện như sau:

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.

* Sự khác nhau giữa văn phòng đại diện và hợp đồng hợp tác kinh doanh

Văn phòng đại diện

 

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp

- Là một pháp nhân có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó.

- Các hoạt động phải phù hợp với  hoạt động của doanh nghiệp

- Tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật

 

- Là sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư, theo đó

các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh,

cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong

quá trình đầu tư kinh doanh

- Không thành lập một pháp nhân mới.

 

   

Theo quy định tại luật giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành thì để xin giấy phép hoạt động tư vấn du học và đào tạo ngoại ngữ cần phải đáp ứng các điều kiện:

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Có ngành nghề hoạt động tư vấn du học và đào tạo ngoại ngữ.

- Có trụ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động cung cấp dịch vụ tư vấn du học và đào tạo ngoại ngữ.

- Có đủ nguồn lực tài chính để đảm bảo giải quyết các trường hợp rủi ro, có tiền ký quỹ tối thiểu 500 triệu đồng tại ngân hàng thương mại.

- Người đứng đầu tổ chức dich vụ tư vấn du học, đào tạo ngoại ngữ và nhân viên phải có:

+ Trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm theo quy định của pháp luật

+ Thông thạo ít nhất một loại ngoại ngữ.

+Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học và nghiệp vụ sư phạm Bộ giáo dục và đào tạo cấp.

- Có đề án hoạt động của văn phòng tư vấn du học và đào tạo ngoại ngữ phù hợp với quy định của pháp luật.

* Hồ sơ thành lập văn phòng:

- Giấy đề nghị thành lập văn phòng tư vấn du học và đào tạo ngoại ngữ

- Điều lệ của văn phòng

- Danh sách thành viên

- Chứng minh thư, hộ chiếu các thành viên

- Các tài liệu khác: Hợp đồng thuê trụ sở, các chứng chỉ khóa đào tạo, bằng cấp đại học, ký quỹ ngân hàng…

- Thẩm quyền cấp phép hoạt động

+ Sờ kế hoạch đầu tư: cấp giấy đăng ký kinh doanh

+ Sở giáo dục và đào tạo: Cấp phép hoạt động của văn phòng tư vấn du học và đào tạo ngoại ngữ.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169