Thủ tục nhận cha mẹ con theo quy định pháp luật
Mục lục bài viết
1. Thủ tục nhận cha mẹ con
Hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con. Riêng cho từng trường hợp:
- Trường hợp cha/mẹ/người giám hộ nhận mẹ/cha cho con chưa thành niên;
- Trường hợp con đã thành niên nhận cha/mẹ.
- Trường hợp cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên.
+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam ở nước ngoài) của người nhận và người được nhận là cha, mẹ, con.
+ Bản sao giấy khai sinh của người được nhận là con trong trường hợp nhận con; của người nhận cha, mẹ trong trường hợp xin nhận cha, mẹ.
+ Giấy tờ, tài liệu hoặc chứng cứ (nếu có) để chứng minh giữa người nhận và người được nhận có mối quan hệ cha, mẹ, con.
+ Bản sao hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); thẻ thường trú (đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam) của người nhận cha, mẹ, con.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Sở Tư pháp.
---
2. Tham khảo tình huốn luật sư tư vấn về thủ tục nhận cha mẹ con
Câu hỏi:
Thưa luật sư: Trường hợp đăng ký nhận mẹ con mà không còn giấy tờ hay chứng cứ chứng minh mẹ con(con đã thành niên), cả cha mẹ trong giấy khai sinh, mẹ đẻ và người nuôi đẻ trươc đây vẫn còn sống. Trường hợp không tranh chấp giữa những ngươi có liên quan trên và đồng ý tự nguyện công nhận ngươi con trên là con đẻ của bà T. Hỏi luật sư người con này cần phải làm những giấy tờ gì để nhận lạy người mẹ đẻ, cải chính khai sinh và các mẫu đơn cụ thể? Xin luật sư hướng dẫn!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Trình tự thủ tục nhận cha, mẹ, con được Điều 19 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định như sau:
1. Ủy ban nhân dân xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con của công dân Việt Nam thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam, tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của Việt Nam nơi công dân Việt Nam thường trú.
2. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này và trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã; hồ sơ đăng ký nhận cha, mẹ, con gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con (kết quả xét nghiệm AND hoặc giấy tờ, hình ảnh khác chứng minh...)
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định. Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 12 ngày làm việc.
Nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung vào Sổ hộ tịch, cùng người có yêu cầu ký, ghi rõ họ tên vào Sổ hộ tịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký cấp cho mỗi bên 01 bản chính trích lục hộ tịch.
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất