Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài
Mục lục bài viết
Lúc đầu tôi có ý định về Việt Nam anh rất ủng hộ tôi. Tôi về được khoảng 6 tháng là anh âm thềm lên kế hoạch ̣đi N sống mà không 1 lời nhắn nhủ hoặc báo tôi biệ́t. Đến khi anh muốn tôi viết 1 lá thư, kêu tôi ký chấp nhận cho con trai đi học bên ấy thì tôi mới vỡ lẽ, nhưng vì thương con nên tôi đồng ý.
Hiện vợ chồng tôi có nhiều mâu thuẫn không thể giải quyết vì chồng tôi chỉ muốn sống với Mẹ ruột và con trai mà không muốn sống với tôi nữa. Tôi có ý ̣đinḥ qua N thăm con, chồng tôi đồng ý với ̣điều kiện tôi phải tự túc tất cả và không được ở nhà anh trong thời gian thăm con. Vì lí do kinh tế tôi chỉ đủ tiền mua vé máy bay + tiền sinh hoạt thôi. Tôi không thể chi trả cho việc thuê khách sạn trong 1,5 tháng thăm con. Tôi cần sự giúp đỡ ̣̣̣̣ thì anh không đồng ý. Tôi có ngỏ ý anh đưa con về Việt Nam chơi vài tuần trong dịp hè,sẽ dể dàng hơn. Anh đồng ý nhưng không chắc chắn vì than không tiền.Tôi cảm thấy bế tắc và khổ quá.
Tôi muốn li hôn nhưng phải về P. Trường hợp tôi thì sẽ giải quyết như thế nào? Tôi đang đứng tên 2 căn nhà nhỏ do mẹ tôi cho. Tôi cũng có 1 số hợp đồng làm việc tại Việt Nam. Xin cho tôi lời khuyên cũng như hướng dẫn cho tôi thủ tục được không ạ? Về quyền nuôi con quy định thế nào? Chân thành cám ơn.
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi nội dung tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
1. Quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là công dân Việt Nam, kết hôn với chồng Pháp tại Pháp và bây giờ bạn đã về Việt Nam sinh sống nhưng không nói rõ việc kết hôn của bạn đã làm thủ tục để được công nhận tại Việt Nam chưa và bây giờ bạn còn quốc tịch Việt Nam hay không? Và chồng bạn hiện tại có đồng ý ly hôn không hay bạn muốn đơn phương ly hôn?
Vì theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam và Bộ luật tố tụng dân sự quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."
Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự quy định thẩm quyền giải quyết như sau :
"Quy định chung về thẩm quyền của Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
2. Toà án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
...
g) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam."
Như vậy, theo quy định trên thì dù bạn kết hôn với chồng bạn là người Pháp ở Pháp nhưng nếu bạn hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp bên cạnh đó bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam thì bạn vẫn có thể nộp đơn xin ly hôn nên Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam để được giải quyết ly hôn mà không nhất thiết phải sang Pháp để có thể tiến hành ly hôn.
Do bạn không nói rõ trường hợp của bạn đã trao đổi với chồng về ý muốn ly hôn của bạn chưa. Nên chúng tôi cũng cung cấp cho bạn 2 trình tự thủ tục để tiến hành ly hôn
2. Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Mặc dù bạn đề cập đến vấn đề ly hôn đơn phương, tuy nhiên chúng tôi hưởng dẫn cả 2 thủ tục là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình để bạn tham khảo, cụ thể:
- Hồ sơ ly hôn trong trường hợp thuận tình ly hôn
+ Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;
+ Giấy khai sinh của các con;
+ Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm:
+ Bản sao chứng thực CMTND/CCCD/Hộ chiếu
+ Bản sao chứng thực hộ khẩu;
+ Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài:
+ Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa tại lãnh sự quán.
+ Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không có quốc tịch Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa tại lãnh sự rồi chuyển về cho bên có quốc tịch Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.
Sau đó bạn đem toàn bộ giấy tờ trên đến nộp tại: TAND cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
- Hồ sơ ly hôn trong trường hợp đơn phương ly hôn
"Xem chi tiết hồ sơ ly hôn đơn phương cần chuẩn bị"
Sau đó bạn đem toàn bộ giấy tờ trên đến nộp tại: Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
2. Về quyền nuôi con sau khi ly hôn
Nếu bạn đủ điều kiện để được tiến hành giải quyết ly hôn tại Việt Nam theo luật Việt Nam thì việc nuôi con sẽ được xem xét theo luật Việt Nam:
Theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
"Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con"
Như vậy, trong trường hợp của bạn do con bạn đã được 6 tuổi nên bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con nếu không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa theo điều kiện của mỗi người để xem xét việc ai trực tiếp nuôi con để có lợi nhất cho con.
Do bạn chỉ nói về điều kiện của bạn mà không nói rõ về điều kiện của chồng bạn nên chúng tôi không thể khẳng định bạn có dành được quyền nuôi con hay không vì còn phụ thuộc vào điều kiện của chồng bạn so với bạn để biết ai sẽ đáp ứng được điều kiện tốt nhất cho con. Nên bạn có thể tham khảo các quy định trên áp vào trường hợp của mình để xem xét.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Thủ tục ly hôn và quyền nuôi con có yếu tố nước ngoài. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất