Thủ tục ly hôn đơn phương khi một bên ở nước ngoài
Nhưng lại đi nước ngoài bằng tên người khác chứ không phải bằng tên mình. Suốt 2 năm đó người chồng cũng ko lo lắng hay chu cấp gì cho em gái e để nuôi con. Hiện tại e gái em muốn ly hôn đơn phương vậy có đc không ạ. Và thủ tục như thế nào Em rất mong được luật sư giải đáp
Thứ nhất, quyền ly hôn
Tại Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trừ trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền têu cầu ly hôn”
Theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”
Căn cứ quy định pháp luật trên thì em gái bạn hoàn toàn có đủ cơ sở để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết cho ly hôn đơn phương.
Thứ hai, thẩm quyền giải quyết
Tại Khoản 2, Điều 127 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam”.
Do đó, sẽ áp dụng pháp luật nước Việt Nam để giải quyết ly hôn.
Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, theo Điều 469 và 470 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, khi một bên nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam thì Tòa án Việt Nam hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết. Vì là vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài nên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ thực hiện. Do đó, để có thể ly hôn, em gái bạn phải nộp hồ sơ ly hôn cùng tài liệu kèm theo đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người chồng cư trú ở Việt Nam trước khi đi nước ngoài.
Trong trường hợp đặc biệt, được quy định tại Khoản 4 Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.
Nguyên đơn phải nộp hồ sơ tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trong trường hợp nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam hoặc nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết (theo quy định tại Điều 40 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015).
Theo Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:
- Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định khi không tìm được địa chỉ của bị đơn và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.
- Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung.
Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở UBND cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng (điểm b, tiểu mục 2.1, Phần II).
Thứ ba, hồ sơ thủ tục ly hôn bao gồm:
- Đơn xin ly hôn.
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên của vợ và chồng.
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của vợ và chồng.
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giầy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
- Bản sao giấy khai sinh của con.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Luật sư tư vấn luật trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời
Trân trọng
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất