Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Luật sư tư vấn về ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Cũng như các trường hợp kết hôn khác, khi không thể hàn gắn được mối quan hệ hôn nhân, một trong các bên có quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên vì là vấn đề ly hôn có yếu tố nước ngoài nên có sẽ nhiều thủ tục đặc biệt hơn. Theo đó, khi giải quyết vấn đề này thường có các vướng mắc cần giải đáp như:
- Có được tiến hành ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam không?
- Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định như thế nào?
- Có vấn đề pháp lý gì cần lưu ý trong trường hợp này?
Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo bài tư vấn dưới đây của chúng tôi.
2. Luật sư tư vấn về thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Nội dung tư vấn: Kính chào văn phòng luật sư Minh Gia, hiện đang sống tại nước Ireland. Năm 2015, em có kết hôn với người quốc tịch Ireland. Chúng em không có con, không tài sản chung, không có nhà cửa chung. Chồng cũ của em cũng đồng ý li dị.Trong vòng 2 tháng tới, em có ý định quay trở lại Việt Nam sống và làm việc và muốn làm li dị tại Việt Nam.Theo em được biết thì trước tiên em phải mang giấy kết hôn của em đi đóng dấu chứng nhận của lãnh sự bộ Ngoại Giao.Theo em được biết thì nếu li dị đơn phương (không có mặt của bên bị kiện) thì thời gian hoàn thành trong khoảng 6 tháng. Em muốn hỏi là trường hợp của em có thể thực hiện được ở Việt Nam không? Nếu có, em có thể chuẩn bị những giấy tờ gì khi ở bên này (ví dụ như thư đồng ý li dị của chồng có chứng nhận của luật sư)? Thời gian để giải quyết trong khoảng bao lâu, tính cả thời gian xin dấu của bộ Ngoại Giao. Và chi phí dự tính khoảng tầm bao nhiêu?Em rất mong sớm nhận được hồi đáp từ phía văn phòng.Em xin cảm ơn.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất về thẩm quyền giải quyết:
Theo Điều 16 Nghị định 24/2013/NĐ-CP, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được công nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn, công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Trường hợp việc kết hôn được đăng ký tại Lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài, thì không cần phải đăng ký công nhận việc kết hôn, việc giải quyết ly hôn được thực hiện theo thủ tục chung.
Trường hợp, thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nươc ngoài, không đăng ký tại lãnh sự quán Việt Nam phải tuân thủ quy định tại Mỹ theo Điều 34 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hộ tịch.
“1. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
2. Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.”
Như vậy, việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, để được công nhận tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam. Nếu chưa thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại Việt Nam thì hôn nhân đó chưa được công nhân tại Việt Nam nên bạn không thực hiện thủ tục ly hôn tại Việt Nam.
Theo đó, bạn cần làm thủ tục công nhận việc kết hôn tại nước ngoài tại Sở Tư pháp nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (hoặc tạm trú trong trường hợp chưa có hộ khẩu thường trú). Sau khi thực hiện ghi vào sổ việc kết hôn, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho người yêu cầu Giấy xác nhận đã đăng ký vào sổ các việc hộ tịch.
Sau khi có Giấy xác nhận đã đăng ký việc kết hôn vào sổ các việc hộ tịch, bạn nộp hồ sơ xin ly hôn tại TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc tạm trú.
Hồ sơ xin ly hôn gồm: Đơn xin ly hôn (bạn có thể xin mẫu đơn tại tòa); Giấy xác nhận (về việc đã ghi vào sổ kết hôn) do Sở Tư pháp cấp; Bản sao có chứng thực các giấy tờ: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của vợ và chồng, giấy khai sinh của các con, sổ hộ khẩu gia đình, giấy đăng ký sở hữu, sử dụng tài sản (nếu có yêu cầu tòa chia).
Thứ hai, là bạn phải nộp các chi phí tố tụng theo quy định Bộ luật tố tụng dân sự 2015:
- Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí ( Điều 146)
- Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm (Điều 147)
- Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (Điều 151)
Thứ ba, về thời gian tiến hành:
- Thời hạn giải quyết lãnh sự hóa giấy chứng nhận kết hôn là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự thì ngay sau khi nhận hồ sơ, Bộ Ngoại giao có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập, công chứng, chứng thực, chứng nhận giấy tờ, tài liệu đó hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên xác minh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị chứng nhận lãnh sự (Điều 11 Nghị định 111/2011/NĐ-CP).
- Thời hạn tố tụng trong quá trình ly hôn sẽ kéo dài từ 5-8 tháng, bạn có thể tham khảo các mốc thời gian cụ thể tại bài viết: Ly hôn có yếu tố nước ngoài khi bị đơn vắng mặt.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất