Nông Bá Khu

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế như thế nào?

Thừa kế là quan hệ phát sinh sau khi người sở hữu di sản chết. Do đó, các thủ tục khai nhận di sản, phân chia di sản chỉ thực hiện khi có giấy tờ hợp pháp chứng nhận việc người để lại di sản đã chết như giấy báo từ, giấy chứng tử, quyết định tuyên bố một người đã chết của Tòa án.

1. Luật sư tư vấn về dân sự

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục kê khai thừa kế và các vấn đề liên quan đến lĩnh vực dân sự, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về tình huống thực tiễn của chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Tư vấn về thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Câu hỏi tư vấn:  Gia đình tôi ở Hà nội có làm thủ tục khai nhận Di sản thừa kế. Khi đưa Hồ sơ cho Phòng công chứng, công chứng viên cho biết một số tài liệu vượt quá quyền hạn của công chứng viên. Ví dụ: + Ông nội sinh năm 1887, mất năm 1922 (hưởng dương 35 năm). Nay không giấy báo tử, không biết mộ ở đâu. + Ông ngoại sinh 1889, mất 1963 tại miền Nam. Nay không giấy báo tử chỉ còn mộ gió tại Huế. Và một vài sai sót trong giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất. Công chứng viên đề nghị đưa lên Tòa án giải quyết vì Tòa có quyền cao hơn Phòng công chứng.

Tôi xin hỏi:

- Việc kiểm tra hồ sơ đầy đủ và đúng pháp luật là nhiệm vụ công chứng viên. Nay đưa lên, Tòa án có làm việc kết luận hồ sơ đúng luật pháp, và làm luôn việc công chứng không.

- Khi đưa ra tòa thì đây là vụ kiện hay là Kiểm tra tính pháp lý hồ sơ. Nếu theo mẫu khởi kiện thì ai là bên nguyên đơn, ai là bị đơn.

- Khi tòa giải quyết có cẩn thuê Luật sư tranh tụng không? Tôi xin cảm ơn

Trả lời tư vấn: Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn như sau:

Đối với thắc mắc của anh về việc nhiệm vụ của công chứng viên thì theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng viên năm 2014 quy định như sau:

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”

Theo đó, nhiệm vu của công chứng viên được hiểu là chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng và giao dịch dân sự trên cơ sở tự nguyên. Đây là loại dịch vụ hỗ trợ nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên. Căn cứ theo hồ sơ giấy tờ của khách hàng đưa ra, xem xét có đủ căn cứ để đưa ra xác nhận, công chứng phần hồ sơ đó hay không. Nếu không đủ thì yêu cầu bổ sung đầy đủ thì công chứng viên mới thực hiện công chứng cho khách hàng và chịu trách nhiệm bảo đảm hồ sơ đã công chứng hợp pháp.

Theo thông tin anh cung cấp thì gia đình anh muốn thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế từ các ông và yêu cầu công chứng viên công chứng bản kê khai thừa kế. Tuy nhiên, còn vướng mắc bởi tính xác thực về tình trạng của 2 người ông chưa rõ ràng (không có giấy báo tử) nên công chứng viên không thực hiện công nhận hồ sơ là hợp pháp, hợp lý.

Do không đủ giấy tờ để làm thủ tục nhận thừa kế tại văn phòng công chứng, do vậy một trong những người thừa kế có quyền gửi đơn khởi kiện ra tòa án để yêu cầu phân chia di sản thừa kế.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo