Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thuận tình ly hôn có cần hòa giải không, hòa giải mấy lần?

Luật sư cho hỏi thắc mắc một số vấn đề về hòa giải trong thủ tục ly hôn như sau: Trước khi tòa xử ly hôn thuận tình có cần hòa giải không và quy định về hòa giải khi ly hôn thế nào? Người vi phạm chế độ một vợ một chồng sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cho biết quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn có nhà ở thuộc quyền sở hữu riêng của vợ? Xin cảm ơn luật sư.

Tư vấn: Hoà giải ly hôn thuận tình quy định như thế nào?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

1. Trước khi Tòa xử ly hôn có cần hòa giải hay không?

Theo quy định tại Điều 54 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”  

Tại Khoản 1 Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc tiến hành hòa giải như sau:

“1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.”

Như vậy, đối với các vụ án ly hôn không thuộc trường hợp quy định tại Điều 206 (những vụ án dân sự không được hòa giải) và Điều 207 (những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được) bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử Tòa án sẽ tiến hành hòa giải.

2. Quy định về hòa giải khi ly hôn thuận tình

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng tự nguyện đồng ý ly hôn, cùng ký vào Đơn xin ly hôn thuận tình

Theo quy định của pháp luật, khi giải quyết ly hôn đồng thuận, tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải đoàn tụ. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành, tòa án lập biên bản về việc đồng thuận ly hôn và hòa giải không thành.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không thay đổi ý kiến và Viện kiểm sát không phản đối thì Tòa án ra quyết định công nhận ly hôn mà không phải mở phiên tòa khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc phân chia hoặc không chia tài sản;

- Hai bên đã tự thoả thuận được với nhau về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con;

- Sự thỏa thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.

Trong trường hợp hoà giải tại tòa án thiếu một trong các điều kiện nêu trên thì tòa án lập biên bản về việc hòa giải đoàn tụ không thành. Trong đó nêu rõ những vấn đề hai bên không thoả thuận được hoặc có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo thủ tục chung.

3. Người vi phạm chế độ một vợ một chồng sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Trách nhiệm hành chính: Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP thì:

" Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác"

Trách nhiệm hình sự: Người vi phạm chế độ một vợ một chồng sẽ bị khởi tố theo quy định tại Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 nếu:

“1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Theo đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, người vi phạm chế độ hôn nhân gia đình có thể bị chịu trách nhiệm về hành chính hay hình sự.      

4. Quyền lợi của vợ chồng khi ly hôn có nhà ở thuộc quyền sở hữu riêng của vợ

Theo quy định pháp luật thì:

“1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”

Đồng thời, khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định: “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng…”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì nhà ở vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ. Tuy nhiên, nếu căn nhà có phát sinh lợi tức ( ví dụ như nhà gia đình ở đồng thời có cho thuê) thì lợi tức phát sinh từ căn nhà là tài sản chung. 

Thẩm quyền giải quyết ly hôn và nuôi con quy định thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư, Tôi năm nay 26 tuổi đã có gia đình và bé trai được 2 tháng tuổi. Vì nhiều lý do nên vợ chồng tôi không thể chung sống với nhau nữa và hiện tại đang ly thân. Tôi về quê sinh con và nghỉ thai sản còn chồng đang làm ở sài gòn. Vì đã quyết định lý hôn nên tôi không vào lại thành phố để làm cùng chồng nữa mà ở quê luôn, hiện tại tôi đang sống cùng bố mẹ và nhà tôi không có con trai nên sau này bố mẹ sẽ để lại nhà cho tôi và con trai tôi ở.

Xin nói thêm nhà tôi không giàu có lắm nhưng cũng thuộc dạng có điều kiện. Bố mẹ tôi buôn bán và đang không có người phụ nên ông bà tính để tôi ở quê phụ và trông con. Chồng tôi đã nói với gia đình tôi sau tết sẽ ra tòa ly hôn nhưng đợi mãi đến giờ vẫn chưa thấy. Chồng tôi làm tháng hơn chục triệu hoặc hơn nữa nếu tăng ca nhiều còn tôi thì lương 5 triệu nhưng đến tháng 6 năm nay là hết thời hạn nghỉ thai sản và tôi cũng nghỉ việc luôn.

Chồng tôi làm việc theo 3 ca và nhà chồng tôi rất nghèo tôi biết họ không quan tâm gì đến con cháu chỉ biết đến tiền thôi. Vậy luật sư cho tôi hỏi nếu giờ chồng tôi nộp đơn ly hôn thì tôi có được quyền nuôi con, từ lúc sinh con đến giờ chồng không trợ cấp được cho mẹ con tôi 1 đồng.

Nếu chồng tôi nộp đơn ly hôn thì chúng tôi sẽ hầu tòa tại đâu và mất bao lâu thì mới hoàn tất việc ly hôn xin nói thêm quê tôi ở BG còn quê chồng ở NG và lúc trước làm giấy kết hôn ở BG tôi cũng chưa nhập khẩu về nhà chồng. Con trai hiện đã làm giấy khai sinh nhưng cũng chưa nhập khẩu về bên đó.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Quy định về ly hôn đơn phương

Bạn có thể tham khảo tại Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về Ly hôn theo yêu cầu của một bên quy định như sau: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn, mà tại Toà án hoà giải không thành thì Toà án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực, vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vơ, chồng hoặc làm cho đời sống vợ chồng lâm vào hoàn cảnh mâu thuẫn trầm trọng không thể hoà giải được....

Nếu bạn và chồng cảm thấy không thể tiếp tục kéo dài cuộc hôn nhân này nữa thì một trong hai người có quyền đơn phương yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Về thẩm quyền giải quyết ly hôn

Căn cứ tại Điều 35 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện khi giải quyết thủ tục ly hôn như sau:

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

....

Điều 39  Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Nếu hai vợ chồng thống nhất ly hôn, thì có thể thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu tòa án nhân dân cấp huyện một trong hai nơi vợ hoặc chồng đang cư trú, làm việc để giải quyết ly hôn.

Nếu chồng bạn nộp đơn xin ly hôn, chồng bạn biết rõ hiện bạn đang có hộ khẩu hoặc nơi cư trú thường xuyên ở Bình Định thì Tòa Án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang ở có thẩm quyền giải quyết.

Nếu bạn nộp đơn ly hôn thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn đang cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.

Lưu ý: Hiện tại bạn đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, căn cứ tại Khoản 3 Điều 51 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn (Luật Hôn nhân gia đình năm 2014)

"3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi."

Do vậy chồng bạn không có quyền yêu cầu ly hôn, nhưng bạn có quyền nộp đơn ly hôn trong thời gian này.

Về giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

Nếu vợ hoặc chồng nộp đơn ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật, cụ thể Luật Hôn nhân gia đình quy định về: Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn 

Nếu trong thời gian này, bạn nộp đơn ly hôn, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp về hoàn cảnh, điều kiện của các bên và quy định của pháp luật thì bạn sẽ có quyền nuôi con. Do bạn không đề cập đến tài sản nên chúng tôi không tư vấn về phần này.

Về thời gian giải quyết ly hôn

Tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc thời gian giải quyết sơ thẩm từ 2 đến 6 tháng, nếu có kháng cáo, kháng nghị thì việc xét xử phúc thẩm có thể kéo dài đến 2 đến 6 tháng.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169