Thủ tục ly hôn với người nước ngoài
Mục lục bài viết
Trước khi nộp hồ sơ cũng đã hỏi rõ trường hợp như vậy cần những giấy tờ gì và bên mình đã làm đầy đủ Toà an thành phố đã nhận đầy đủ hồ sơ, sau 1 thời gian ngắn bên toà có gọi người chồng Việt Nam lên để nộp án phí 300.000 và đã nộp giấy thu tiền cho người nhận hồ sơ bên toà án.
Vậy trường hợp của bên mình toà đã yêu cầu như vậy là đã hợp thức hoá chờ ngày giải quyết đúng ko?Thời gian giải quyết trong bao lâu. Và khi đã nhận hồ sơ đầy đủ rồi toà cũng đã thụ lý có trường hợp nào toà trả lại hồ sơ không ạ? Có bao giờ đã có giấy vắng mặt của vợ không về được mà toà yêu cầu về giải quyết ko ạ, toà làm vậy có đúng ko ạ. Xin cảm ơn luật sư!
Tư vấn: Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người nước ngoài
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật Minh Gia. Từ những thông tin bạn cung cấp chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
1. Quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài
Căn cứ theo Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
"Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó."
>> Tư vấn giải quyết ly hôn với người nước ngoài, gọi: 1900.6169
2. Thời gian giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Bên cạnh đó, Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử :
"Thời hạn chuẩn bị xét xử
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a, Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
...
4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng."
Theo quy định trên, sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Tòa án thụ lý đơn, xem xét về thẩm quyền, sau đó ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Đương sự nộp án phí và nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Vụ án chính thức được Tòa án giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài. Thời gian chuẩn bị xét xử là 04 tháng, sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử thời hạn mở phiên tòa là từ 01 đến 02 tháng.
3. Hồ sơ ly hôn trong thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài gồm
- Đơn xin ly hôn: Các vợ hoặc chồng viết đơn theo mẫu đơn ly hôn để hoàn thiện hồ sơ gửi tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, không bắt buộc cả hai cùng ký.
Trường hợp đơn phương ly hôn chỉ cần chữ ký của người làm đơn.
Hồ sơ, giấy tờ giải quyết ly hôn bao gồm:
"Xem chi tiết hồ sơ ly hôn cần chuẩn bị"
----
Thế nào được coi là ly hôn với người nước ngoài?
Câu hỏi:
Thưa quý công ty. Tôi có câu hỏi kính mong được quý công ty giải đáp. Bố tôi sang Ba Lan làm việc được hơn 10 năm, đã được công nhận là công dân hợp pháp 2 quốc tịch. Nay bố tôi muốn ly hôn với mẹ tôi thì đây có được tính là ly hôn với người nước ngoài không?
Mặt khác, để nhanh chóng được tòa giải quyết, bố tôi khai báo là không đi nước ngoài mà làm ăn trong nước. Vậy có cách nào để mẹ tôi chứng minh với tòa án là bố tôi là công dân nước ngoài không? Xin chân thành cảm ơn quý công ty.
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
Theo Pháp lệnh số 24/2000/PL-UBTVQH10 do Ủy ban Thường Vụ Quốc hội ban hành ngày 28 tháng 04 năm 2000 quy định về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, quy định tại khoản 1, Điều 3 như sau: "Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam’’.
Theo quy định này, thì bố bạn không được coi là người nước ngoài. Và như vậy, không thể chứng minh được bố bạn là người nước ngoài.
Vì vậy, khi bố mẹ bạn ly hôn thì đây không được coi là ly hôn với người nước ngoài.
Trân trọng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất