Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thủ tục đăng ký kinh doanh cắt may gia công

Chào luật sư, Luật sư cho em hỏi, gia đình em làm nghề cắt may quần áo tại Bắc Ninh (theo làng nghề). Công việc chính là cắt hàng, sau đó thuê người khác gia công thành sản phẩm thì đem bán tại chợ Đồng Xuân. Em đã nộp đầy đủ thuế môn bài tại chợ.

 

Em muốn hỏi: em có phải đăng ký kinh doanh tại địa phương không? Và các loại thuế phải nộp nếu em không xác định được doanh thu? Em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời:

 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp luật:

Thứ nhất, việc kinh doanh của bạn có phải tiến hành đăng ký kinh doanh hay không?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị dịnh 39/2007/NĐ-CP có quy định:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, một số từ ngữ đ­ược hiểu nh­ư sau:

1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến  hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh l­ưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định"

Như vậy,Căn cứ vào quy định trên, trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp nếu trên. Do đó, nếu như bạn kinh doanh tại một địa điểm kinh doanh cố định, ngành nghề kinh doanh là cắt may và gia công lại sản phẩm bạn sẽ bắt buộc phải đăng ký kinh doanh với mô hình đơn giản nhất là hộ kinh doanh. 

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể theo quy định tại điều 71 nghị định 78/2015/NĐ-CP 

"Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập".

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bạn sẽ nộp hồ sơ lên cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc phòng tài chính - kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh. Sau 03 ngày làm việc, từ ngày hồ sơ của bạn hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ và ra quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Nếu từ chối phải nêu rõ lý do bằng văn bản. 

Thứ hai, các loại thuế bạn phải nộp khi bạn không xác định được doanh thu?

Hộ kinh doanh cá thể sẽ có 3 khoản thuế phải nộp :thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân căn cứ theo hình thức quản lý của hộ kinh doanh đó.

1.Thuế môn bài đối với hộ kinh doanh cá thể:

Được chia làm 6 bậc theo văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC năm 2014 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

2. Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Theo quy định hiện nay tại thông tư 92/2015/TT-BTC, hộ kinh doanh sẽ nộp thuế theo phương thức là thuế khoán tức là khoán trực tiếp trên doanh thu. 

Nếu như doanh thu một năm từ hoạt động hộ kinh doanh của bạn dưới 100 triệu/năm thì bạn sẽ không phải nộp hai loại thuế này. Còn nếu như doanh thu một năm của hộ kinh doanh cá thể của bạn trên 100 triệu một năm thì hộ kinh doanh của bạn sẽ phải nộp hai loại thuế này. 

Theo quy định tại khoản 2 điều 2 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định căn cứ tính thuế : 

"2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

a.1) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn".

Căn cứ để xác định số thuế phải nộp dựa trên quy định tại điểm c khoản 2 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định :

"c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

- Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3, khoản 2 Điều này.

- Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này".

Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân cụ thể đối với từng ngành nghề bạn có thể tham khảo trong phụ lục I ban hành kèm theo thông tư 92/2015/TT-BTC. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thủ tục đăng ký kinh doanh cắt may gia công . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo