Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú
Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn, câu hỏi của bạn Luật sư Minh Gia trả lời như sau:
Cá nhân sinh ra có quyền được khai sinh (Điều 30 Bộ luật dân sự năm 2015) vì vậy mà nếu chưa có đăng ký kết hôn thì con của chị vẫn được đăng ký khai sinh. Hơn nữa việc kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng là dựa trên sự tự nguyện của các bên và không ai có quyền can thiệp. Trong vòng 60 ngày kể từ khi sinh ra thì bạn phải đăng ký khai sinh cho con. Hồ sơ đăng ký khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch năm 2014 bao gồm:
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu ban hành kèm theo thông tư 15/2015/TT-BTP;
- Giấy chứng sinh.
Trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì chỉ xác định được người mẹ, muốn thể hiện tên cha trên giấy khai sinh của con thì phải làm thủ tục nhận cha con. Có thể tiến hành thủ tục nhận cha con kết hợp với việc đăng ký khai sinh cho con theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP:
“Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:
1. Hồ sơ gồm:
a) Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con theo mẫu quy định;
b) Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch;
c) Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này.
2. Các giấy tờ khác, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 và Điều 25 của Luật hộ tịch trong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã; theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 36 và Điều 44 của Luật hộ tịchtrong trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Nội dung đăng ký khai sinh xác định theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Giấy khai sinh và Trích lục đăng ký nhận cha, mẹ, con được cấp đồng thời cho người yêu cầu.”
Nếu không có các chứng cứ chứng minh quan hệ cha con (đồ vật, tài liệu chứng minh quan hệ cha con, giám định ADN...) thì chị có thể đăng ký khai sinh cho con trước (chưa thể hiện tên cha trên giấy khai sinh), sau đó nếu đã đăng ký kết hôn thì có thể bổ sung tên cha trong giấy khai sinh của con nếu có văn bản thừa nhận con chung của hai vợ chồng (Điều 13 Thông tư 15/2015/TT-BTP).
Tư vấn một số vấn đề liên quan đến hộ khẩu
Câu hỏi: Xin chào người tư vấn, Tôi tên A. muốn được tư vấn 1 việc như sau: Tôi muốn tiến hành 3 việc nhưng không biết nên làm trước việc nào. 1/ Tách hộ khẩu ( đang ở phường A, GV) cho con trai về chủ quyền nhà mới ( nhà chưa có hộ khẩu ở PB, Q. GV) 2/ nhập hộ khẩu cho con dâu từ quận A về hộ khẩu mới cùng với con trai ở p6, GV. 3/ Đổi số nhà địa chỉ củ trong hộ khẩu của tôi ( ở p7, Q. GV ) sang địa chỉ mới. - Sáng nay ( thứ 6/4/11/2016) tôi đến hỏi các thủ tục trên thì nhân viên Công an Q GV hướng dẫn: mục 1, và 2 phải do chính con trai và con dâu khai, nên tôi tranh thủ làm mục số 3 trước. Nhưng về nghĩ lại thì thấy sổ hộ khẩu mới của tôi với địa chỉ mới vẫn còn tên của con trai trong hộ khẩu. Vậy tôi phải làm như thế nào để có kết quả là: 1/,tôi và chồng tôi có hộ khẩu mới với địa chỉ mới mà ko có tên con trai. hiện tại sổ hộ khẩu của tôi công an quận GV giữ để làm thủ tục đổi địa chỉ. 2/ con trai và con dâu được đứng tên trong hộ khẩu mới với chủ quyền của ngôi nhà mới mà con trai tôi đứng tên. - Tôi xin hỏi thêm: việc tách hộ khẩu cho con dâu từ q7 vê Q GV làm trong thời gian nào? Có phải đợi con trai tôi đứng tên trong hộ khẩu mới xong thì mới nhập cho con dâu ko? Hay có thể làm cùng 1 lúc? Trân trọng cám ơn.
Trả lời: Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 20 Luật cư trú 2006 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định:
"Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
...
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
..."
Như vậy, hiện tại con trai của chị vẫn chung hộ khẩu với vợ chồng chị nên sẽ không đạt được nguyên vọng là hai vợ chồng con chị có hộ khẩu mới riêng. Do đó, sẽ tiến hành là thủ tục chuyển hộ khẩu cho con của chị sang nơi mới trước.
Trường hợp này chuyển đi khác quận nên sẽ cần phải có Giấy chuyển hộ khẩu theo Điều 28 Luật cư trú:
"Điều 28. Giấy chuyển hộ khẩu
...
2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
...
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
...
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu."
Về vấn đề đổi số nhà thì sẽ do UBND TP.HCM quy định riêng, pháp luật không có quy định chung.
Khai sinh cho con ngoài giá thú quy định thế nào?
Câu hỏi: Thưa luật sư, Tôi có thắc mắc về khai sinh cho con ngoài giá thú muốn nhờ các luật sư giải đáp như sau: Tôi có em trai sinh năm 1990 có quan hệ yêu đương với cô gái tên A ở xã bên và cô A có thai
Tuy nhiên cả hai chưa đăng ký kết hôn.Đến tháng 9 /2015 em trai tôi bị chết vì tai nạn giao thông,Tháng 12/2015 cô A sinh cháu bé gái.Vậy gia đình tôi muốn được nhận quyền nuôi cháu bé đó có được không? Thủ tục như thế nào ? Và khi làm giấy khai sinh có được mang họ cha không ? Tôi nghe nói nếu làm giấy khai sinh theo họ mẹ thì được nhà nước trợ cấp tiền nuôi con ngoài giá thú có đúng không ? Nếu có số tiền là bao nhiêu ? Rất mong nhận được sự hồi âm. Xin chân thành cảm ơn
Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Yêu cầu của bạn tôi xin được tư vấn như sau:
Trường hợp của bạn, em bạn và chị Mai chưa có giấy đăng kí kết hôn do vậy, con của chị Mai sinh ra là không được xác định là con chung của vợ chồng, mà gọi là con ngoài dã thú. Việc đăng kí khai sinh cho bé sẽ được thực hiện theo thủ tục đối với con ngoài dã thú.
Cháu bé sinh ra là con riêng của chị Mai. Trong trường hợp của bạn, việc bên gia đình bạn có nhận nuôi cháu bé được hay không pháp luật không quy định mà tùy thuộc vào quy phạm đạo đức của các bên. Về mặt pháp lý, cháu bé hoàn toàn thuộc quyền nuôi dưõng của bên người mẹ, và mang họ mẹ. gia đình bạn không có quyền giành quyền nuôi con của người mẹ. Tuy nhiên, gia đình bên bạn vẫn có thể nhận em bé về nuôi và cho em bé mang họ bố nếu đạt được sự thỏa thuận với người mẹ, nếu người mẹ đồng ý cho gia đình bạn nhận nuôi và làm thủ tục khai sinh xác nhận cha và mang họ cha cho cháu bé thì pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên.
Việc thực hiện thủ tục khai sinh cho cháu sẽ do người mẹ thực hiện.
Hiện Pháp luật không có quy định nào về việc trợ cấp tiền nuôi con ngoài giá thú khi đứa trẻ mang họ mẹ.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Khai sinh cho con ngoài giá thú. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất