Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án ly hôn quy định thế nào?

Luật sư cho cháu hỏi về thời hạn kháng cáo ly hôn theo quy định pháp luật như sau: Bố mẹ cháu kết hôn được 24 năm, nhưng 10 năm trước, ông nội và bố cháu đã lấy trộm chứng minh thư và giấy đăng kí kết hôn của mẹ cháu để làm thủ tục li hôn mà mẹ cháu không biết. Sau đó bố cháu đăng kí kết hôn với một người phụ nữa khác và đã có con.

Sau đó bố cháu đăng kí kết hôn với một người phụ nữa khác và đã có con. Sau đó bố cháu đăng kí kết hôn với một người phụ nữa khác và đã có con. Bố cháu là công chức nhà nước, vậy mẹ cháu muốn kiện thì làm thế nào? Làm sao để đảm bảo lợi ích của ba mẹ con cháu trong khi bố cháu lừa dối tất cả và mọi chuyện mới bị phát hiện? Cháu xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì thời điểm bố và ông bạn yêu cầu giải quyết ly hôn vào 10 năm trước. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2000 có quy định về Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn như sau:

"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn"

Tại Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) có quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa như sau:

"b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;"

Như vậy, theo quy định của pháp luật là bố bạn có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn với mẹ bạn và khi Tòa án giải quyết ly hôn nếu mẹ bạn không có mặt mà không có yêu cầu vắng mặt thì Tòa án vẫn xét xử ly hôn cho bố mẹ bạn khi vắng mặt mẹ bạn. Tuy nhiên trong trường hợp của bố mẹ bạn thì bố và ông nội bạn đã lấy chứng minh thư và giấy đăng kí kết hôn của mẹ bạn để làm thủ tục ly hôn mà mẹ bạn không biết, trong trường hợp này khi giải quyết ly hôn thì tòa án phải có nghĩa vụ thông báo cho mẹ bạn theo quy định của pháp luật. Tại  Khoản 2 Điều 60 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011 có quy định: “Quyền, nghĩa vụ của bị đơn như sau: “2. Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện”.

Trong trường hợp của bạn thì mẹ bạn không hề được biết về thủ tục ly hôn, Tòa đã không gửi thông báo và giấy triệu tập đến cho mẹ bạn là vi phạm thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật. Như vậy bạn và mẹ bạn có thể làm đơn để kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật

 Điều 334 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

“1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”

Sự việc của mẹ bạn đã xảy ra 10 năm trước, hiện nay mẹ bạn không thể yêu cầu người có thẩm quyền kháng nghị khi có căn cứ kháng nghị vì đã hết thời hạn kháng nghị thủ tục giám đốc thẩm (thời hạn tối đa để người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm là 5 năm kể từ ngày bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.).

- Tư vấn về thủ tục ly hôn và kháng cáo sau ly hôn

Chào luật sư! cho tôi hỏi về thủ tục giải quyết ly hôn và kháng cáo bản án ly hôn như sau: Tôi nộp đơn ly hôn với chồng tôi từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2015 thì tòa án giải quyết xong. Chúng tôi có 1 con chung sinh ngày 8.1.2014.Trong quá trình làm thủ tục tôi có yêu cầu được nuôi con, nhưng lại quên k ghi bố cháu phải cấp dưỡng cho cháu. Nhưng khi cô thẩm phán hỏi miệng là tôi có yêu cầu cấp dưỡng không, tôi trả lời là có. Đến khi tòa ra quyết định ly hôn thì lại ghi là con chung do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, bố cháu không phải chu cấp tiền nuôi dưỡng và có quyền đi lại thăm nom. Vậy cho tôi hỏi tòa án xét xử vấn đề chu cấp tiền nuôi con như vậy là đúng hay sai, vì con tôi vẫn còn quá nhỏ mà lại không chu cấp tiền cho cháu. Tôi muốn thay đổi bản án ly hôn thì tôi phải làm đơn kháng cáo như thế nào và thủ tục ra sao? Mong luật sư tư vấn giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn: Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

>> Thủ tục kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm

>> Quyền yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

>> Tư vấn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Trên đây là nội dung tư vấn về: Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo