Thỏa thuận tài sản vợ chồng như thế nào?
2. Bạn giúp Xây dựng mẫu Hợp đồng tiền hôn nhân về phân chia tài sản khi ly hôn, với các nội dung cơ bản sau, xem có nội dung nào trái luật, hoặc trái đạo đức xã hội không? Có khả thi không? Hoặc nên như thế nào thì hợp lý, hợp tình, mà bảo đảm được tuyệt đối QUYỀN TỰ QUẢN TRỊ TÀI SẢN của bên có tài sản? Các nội dung cơ bản sau: Tài sản trước hôn nhân: của ai người đó sở hữu. Không ai có trách nhiệm phải kê khai, liệt kê tài sản mình có trước hôn nhân, để bên kia nắm được, trước khi kết hôn. Bảo mật tuyệt đối. Những lợi ích/lợi tức phát sinh từ các Khoản tài sản có trước hôn nhân này vẫn thuộc về bên sở hữu 100% trong bất kỳ hoàn cảnh nào. (Ví dụ: lãi xuất tiết kiệm, cổ tức, thu nhập từ cho thuê…) Không ai có trách nhiệm phải chia cho bên kia tài sản gốc và các lợi ích/lợi tức phát sinh nêu trên, khi ly hôn. Tài sản làm ra trong quá trình hôn nhân: Là khoản thu nhập có được từ công việc chính do kết quả của công việc làm 8 tiếng hàng ngày của mỗi bên, được mỗi bên liệt kê và chấp nhận trước khi kết hôn. Của ai làm ra, do người đó sở hữu, khi ly hôn, ngoại trừ khoản ĐÓNG GÓP CHI TIÊU CHUNG sau: Mỗi bên đóng góp một khoản bằng nhau, tuỳ theo thoả thuận giữa hai bên, và có thể tương ứng tới mức 50% thu nhập hàng tháng của người có thu nhập thấp hơn trong hai người, cho chi tiêu tối thiểu Trong trường hợp, mỗi bên đã đóng góp một khoản tương ứng với 50% thu nhập hàng tháng của người có thu nhập thấp hơn trong hai người, mà vẫn chưa đủ các chi tiêu tối thiểu trong gia đình, thì người làm ra nhiều tiền hơn, có trách nhiệm đóng góp thêm cho đủ chi tiêu của gia đình. Các CHI TIÊU TỐI THIỂU cho gia đình bao gồm: Tiền thuê nhà ở. Trong trường hợp nhà là sở hữu của 1 bên từ trước hôn nhân, thì bên có nhà không được tính tiền thuê nhà vào phần đóng góp chung Tiền thuê mướn, mua bán các thiết bị, dịch vụ thiết yếu hàng ngày (không bao gồm các dịch vụ cho bản thân từng cá nhân của hai vợ chồng, như thể thao, spa, chăm sóc sắc đẹp, du lịch…) Tiền ăn, nuôi con. Tiền học phí, thể thao, âm nhạc, phát triển sức lực, trí tuệ, thẩm mỹ cho con. Các khoản tự nguyện đóng góp thêm, để cải thiện cuộc sống gia đình, do các bên chủ động, và không được tính toán vào Khoản chi tiếu tối thiểu nêu trên Thủ tục khi ly hôn: Mẫu Hợp đồng ly hôn được soạn trước và kèm theo Hợp đồng tiền hôn nhân này. Nếu hai bên ly hôn, thì chỉ đơn giản là điền vào mẫu có sẵn, với các khoản mục đã được định tính từ trước Trong trường hợp có nhà và các tài sản do hai bên đóng góp cùng mua sau khi kết hôn, và đứng tên hai người, thì khi ly hôn các tài sản mua chung này sẽ được chia 50/50 Hai bên cam kết không lạm dụng lý do vì con cái để thay đổi các điều khoản đã thoả thuận Mỗi bên có thể tự nguyện hỗ trợ bên còn lại, hoàn toàn theo tinh thần tự nguyện, và không có cá nhân, hoặc điều kiện pháp lý nào có thể được khai thác để ép bên kia hỗ trợ tài chính…
Trả lời tư vấn: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau
Thứ nhất, quy định về thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Theo Điều 612 Bộ luật dân sự 2015, di sản bao gồm:
''Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác."
Đối chiếu với trường hợp cụ thể bạn đưa ra, người bố có quyền sử dụng đất chung với người con. Do đó, khi người bố mất thì di sản của họ được xác định là phần quyền sử dụng đất nằm trong quyền sử dụng đất chung của hai người. Phần quyền sử dụng của người đã mất không tự động được thừa kế cho người đồng sở hữu còn lại mà sẽ được để lại cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Nếu người có di sản mất mà không để lại di chúc thì phần di sản đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể:
"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Thứ hai, về thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng
Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014, Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Trường hợp vợ chồng bạn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này được lâp trước khi kết hôn và bằng văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:
"Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn."
Bạn có thể xây dựng văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo các nội dung được quy định tại Điều 48 Luật hôn nhân và gia đình như sau
"Điều 48. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
1. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
d) Nội dung khác có liên quan.
2. Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định."
Về cơ bản những nội dung trong thỏa thuận do bạn xây dựng không vi phạm điều cấm của pháp luật, đạo đức xã hội; bạn có quyền thỏa thuận thêm những điều khoản khác.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất