Tài sản chung của vợ chồng là gì? Quy định thế nào?

Luật sư tư vấn quy định về tài sản chung của vợ chồng, vấn đề nuôi con khi vợ chồng ly hôn và các vấn đề khách liên quan về hôn nhân gia đình, nội dung cụ thể như sau:

1. Tài sản chung vợ chồng quy định thế nào?

Câu hỏi:

Em và chồng cưới 3/2009 tới 9/20xx mới làm giấy đăng ký kết hôn, hiện có 1 con 6 tuổi.Trong quá trình chung sống thường xuyên cãi nhau, và những lần đó em đều bị chồng đánh.Chỉ có 1 vài lần là chủ nhà trọ biết, còn lại là không ai biết.Đến vừa rồi em bị chồng đánh vào nửa đêm, còn đuổi 2 mẹ con em ra khỏi nhà. Nay em làm đơn ly hôn nhưng chồng không ký,em nộp đơn đơn phương. 2 vc em có 1 ngôi nhà mới xây hồi tháng 6/2016 trên miếng đất mua hồi 5/20xx nhưng trên giấy tờ đất chỉ có tên chồng em.Vậy giờ ly hôn em có đòi chia tài sản được không.Anh ta nói tiền xây nhà là của anh ta, vì tiền lương em đi làm đều lo chi phí trong nhà cón tiền của chồng thì để dành,lương của chồng gấp đôi lương em.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Quy định pháp luật về tài sản chung của vợ chồng

>> Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn​

Theo quy định, tài sản được hình thành trong thười kì hôn nhân từ lao động, từ sản xuất kinh doanh và hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng thì được coi là tài sản chung( trừ trường hợp tặng,cho riêng, thừa kế riêng và hình thành từ các giao dịch từ tài sản riêng).

Trường hợp này, nếu số tiền xây dựng ngôi nhà là do thu nhập của người chồng tạo ra từ lao động, sản xuất, kinh doanh trong thời kì hôn nhân thì ngôi nhà được coi là tài sản chung của vợ chồng. Khi ly hôn, nguyên tắc chia tài sản là chia đôi, có tính tới công sức đóng góp của các bên, hoàn cảnh của hai bên gia đình, yếu tố lỗi ( ngoại tình, bạo lực gia đình). Khi chia tài sản chung thì công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

---

2. Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Câu hỏi :

Chào luật sư!!! Vợ chồng em cưới nhau hơn 1 năm, con trai được 7 tháng tuổi. Trong khoảng thời gian chung sống, 2 vợ chồng có rất nhiều mâu thuẩn không giải quyết được, và muốn được ly hôn. Hiện tại do em mới nghỉ thai sản xong làm lại hơn 1 tháng sau đó chồng không cho đi làm nữa lý do không ai trông con (em đã nghỉ việc, có bằng cấp Trung Cấp Chuyên Nghiệp chuyên ngành kế toán). Chồng thu nhập cao hơn em (khoảng 9-10 triệu/ tháng). Vậy , thưa luật sư em có quyền nuôi con không ạ!! Cám ơn luật sư!!!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn đối với con dưới 36 tháng tuổi

Con dưới 36 tháng tuổi sẽ được ưu tiên giao cho mẹ nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con (ra nước ngoài, bị các bệnh về tâm thần...)  hoặc hai bên có thỏa thuận khác có lợi cho con.  Dù thu nhập bạn thấp hơn chồng nhưng khi con dưới 36 tháng tuổi bạn vẫn được quyền ưu tiên nuôi con. Khi con bạn vượt trên 36 tháng tuổi, nếu lúc đó chồng bạn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, nhân thân của hai bên bố mẹ để có quyết định giao con cho người có khả năng tạo điều kiện tốt nhất cho con.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169