Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Giới hạn số thành viên trong Công ty TNHH 2 thành viên trở lên?

Thưa luật sư: Cho tôi hỏi về số thành viên tối đa trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên như sau: Tại điều 47 Luật Doanh Nghiệp 2014 có quy định là: "Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50" của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 Thành viên trở lên.

Cho em hỏi là tại sao Luật lại quy định giới hạn tối đa là 50 mà không phải là con số khác, phải chăng các nhà làm luật cho rằng 50 là giới hạn số thành viên hợp lý để các thành viên có quan hệ nhân thân với nhau kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

1. Tư vấn về số thành viên tối đa của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 47 Luật doanh nghiệp quy định:

"Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;"

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình công ty gồm tối thiểu 2 thành viên và tối đa không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình. Cần lưu ý thành viên của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

Công ty TNHH là một loại hình doanh nghiệp vừa mang tính đối vốn, vừa mang tính đối nhân. Điều này có nghĩa là vốn góp không phải là sợi dây liên kết duy nhất giữa các thành viên công ty TNHH mà họ còn liên kết nhau bởi mối quan hệ thân quen vì thành viên công ty TNHH thường là những người đã quen biết nhau, tin tưởng lẫn nhau, cùng nhau góp vốn thành lập công ty. Vì vậy, việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.

Vì thế, nếu quy định công ty TNHH 2 thành viên vượt quá số lượng 50 người thì có thể gây khó khăn trong quá trình quản lý, vì như đã nói, yếu tố đối nhân mang tính quan trọng và góp phần là cầu nối giữa các thành viên trong công ty. Quy định này cũng được đặt ra sau khi tham khảo về pháp luật doanh nghiệp của các nước trên thế giới.

---

2. Giới hạn thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Câu hỏi:

Thưa luật sư! Tôi có 2 câu hỏi thắc mắc mong nhận được sự giải thích của các luật sư.Trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, người chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ nợ doanh nghiệp (người mua trái phiếu) có những quyền lợi và nghĩa vụ gì ? Tại sao số lượng thành viên giới hạn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên lại là 50 thành viên? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, người chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ nợ doanh nghiệp (người mua trái phiếu) có những quyền lợi và nghĩa vụ gì giống và khác nhau?

"Điều 50. Quyền của thành viên

1. Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên.

2. Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật này.

3. Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

4. Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản.

5. Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ.

6. Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và cách khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

7. Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và cán bộ quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này.

8. Trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định còn có thêm các quyền sau đây:

a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;

b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán, báo cáo tài chính hằng năm;

c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng thành viên và các hồ sơ khác của công ty;

d) Yêu cầu Tòa án hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thành viên, nếu trình tự, thủ tục, điều kiện cuộc họp hoặc nội dung nghị quyết đó không thực hiện đúng hoặc không phù hợp với quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

9. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 8 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 8 Điều này.

10. Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty"

"Điều 51. Nghĩa vụ của thành viên

1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 48 của Luật này.

2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các Điều 52, 53, 54 và 68 của Luật này.

3. Tuân thủ Điều lệ công ty.

4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:

a) Vi phạm pháp luật;

b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;

c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.

6. Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

- Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 90/2011/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp quy định về phạm vi và đối tượng điều chỉnh như sau:

"2. Doanh nghiệp thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghi định này bao gồm:

a, Công ty cổ phần.

b, Công ty trách nhiệm hữu hạn."

Như vậy, công ty TNHH là một trong các loại hình được phép phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Và quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu như sau:

"Điều 11. Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu

1. Được doanh nghiệp phát hành bảo đảm thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn và đảm bảo việc thực hiện các quyền kèm theo (nếu có).

2. Được dùng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế, chiết khấu, và cầm cố trong các quan hệ dân sự và quan hệ tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành"

Ngoài ra theo Điều 8 Nghị định 01/2011/NĐ-CP Về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương

Điều 8. Quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu

1. Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu

a) Chủ sở hữu trái phiếu được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi gốc, lãi trái phiếu đến hạn thanh toán.

b) Chủ sở hữu trái phiếu được sử dụng trái phiếu để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu và cầm cố trong các quan hệ tín dụng và quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu trái phiếu"

Chủ sở hữu trái phiếu thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập phát sinh từ lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. Việc miễn trừ nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ phát hành ra thị trường quốc tế do Chính phủ quyết định.

Như vậy, qua bốn điều khoản trên, bạn có thể nắm được những quyền và nghĩa vụ của người chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ nợ doanh nghiệp (người mua trái phiếu)

Thứ hai, tại sao số lượng thành viên giới hạn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên lại là 50 thành viên?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2014

"Điều 47. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó:

a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;

b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 48 của Luật này;

c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật này"

Nếu vượt quá 50 thành viên thì công ty phải chyển đổi thành mô hình công ty cổ phần. Để giải thích việc giới hạn thành viên này chưa có một cơ sở pháp lý nào khẳng định điều này, luật quy định và chúng ta là người thực hiện theo pháp luật. Theo quan điểm mỗi người có một cách lý giải khác nhau, không thống nhất, có thể là để phù hợp với quy mô của công ty cũng như những tính chất của công ty khác so với công ty cổ phần. Dưới góc độ tư vấn pháp luật, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn theo đúng quy định của pháp luật

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn