So sánh hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân?
1. Luật sư tư vấn về thành lập doanh nghiệp
Quyết định thành lập doanh nghiệp là một quyết định quan trọng đối với bất kỳ nhà đầu tư nào, đặc biệt đối với những người mới lần đầu bước vào sự nghiệp doanh nhân đang gặp khó khăn các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Để khuyến khích các nhà đầu tư gia nhập vào thị trường, các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp hiện nay đơn giản và gọn gàng hơn nhiều so với những năm trước đây nên những năm gần đây có nhiều doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều quy định về thành lập chưa được nhà đầu tư cập nhập làm ảnh hưởng đến quá trình thành lập doanh nghiệp hay sự phù hợp giữa loại hình kinh doanh và tình hình kinh doanh thực tế.
Trường hợp bạn gặp vướng mắc trong việc lựa chọn loại hình kinh doanh thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia để được chúng tôi hỗ trợ về việc lựa chọn loại hình kinh doanh, các thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp phù hợp.
2. Tư vấn một số loại hình kinh doanh. So sánh hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân.
Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân là:
1. Chủ thể
- Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu toàn bộ lợi ích, trách nhiệm. Điều kiện làm chủ của doanh nghiệp tư nhân là công dân Việt Nam trên 18 tuổi, có thể là người nước ngoài nhưng phải thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật đất nước đó quy định.
- Hộ kinh doanh: do cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của mình.
2. Quy mô kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân
+ Lớn hơn
+ Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh
+ Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu
- Hộ kinh doanh
+ Nhỏ hơn
+ Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nới đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.
+ Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh…
+ Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Lượng nhân công
- Doanh nghiệp tư nhân: không hạn chế
- Hộ kinh doanh: giới hạn nhân công 10 người
4. Điều kiện kinh doanh
- Doanh nghiệp tư nhân: buộc phải đăng kí kinh doanh, phải đăng kí kinh doanh ở cấp tính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp
- Hộ kinh doanh:chỉ trong một sô trường hợp nhất đinh, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.
5. Ưu điểm
- Doanh nghiệp tư nhân: một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, dễ dang vay vốn do chế độ chịu trách nhiệm của mình.
- Hộ kinh doanh: quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
6. Nhược điểm
- Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của Chủ doanh nghiệp.
- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún.
Dịch vụ luật sư Luật Minh Gia cung cấp trong lĩnh vực Doanh nghiệp:
+ Tư vấn, hướng dẫn các quy định pháp luật liên quan đến Doanh nghiệp, Kinh doanh - Thương mại…
+ Tư vấn cơ cấu tổ chức và xây dựng hồ sơ nội bộ doanh nghiệp (Xây dựng quy chế, Nội quy doanh nghiệp, Quản trị nội bộ, Tiền lương, Sổ cổ đông, Sổ thành viên, Điều lệ, Hợp đồng lao động …);
+ Tư vấn quy định pháp luật Doanh nghiệp và thủ tục thành lập doanh nghiệp; Thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh; Thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chia tách, sáp nhập, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; Tư vấn tạm ngừng hoạt động kinh doanh, giải thể doanh nghiệp:
+ Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp: Cung cấp văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp, Review hợp đồng, tư vấn pháp luật về Lao động, bảo hiểm, tiền lương, tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến quá trình, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
+ Tư vấn quy định pháp luật và cung cấp các dịch vụ tư vấn có liên quan đến quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước bao gồm giải quyết các vấn đề về lao động, tài chính, điều lệ công ty cổ phần và các trình tự thực hiện cổ phần hoá;
+ Tư vấn và hướng dẫn tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông hội đồng cổ đông, hội đồng thành viên…;
------------
Câu hỏi - Điều kiện để thành lập trung tâm dạy đàn
Kính chào anh chị luật sư ! Em có những điều chưa hiểu biết về luật Kinh doanh nên em nhờ anh chị tư vấn giúp em hiểu rõ hơn ạ ! Hiện nay em có học đàn Organ chuyên đi phục vụ nhạc sống cho đám: cưới, hỏi, sinh nhật và liên hoan........ Và em có nguyện vọng mong muốn mình mở ra một cơ sở nhỏ để dạy nghề lại cho mọi người yêu thích âm nhạc như em. Như vậy em cần những điều kiện gì để mở một cơ sở dạy nghề ? Xin anh chị Luật sư tư vấn giúp cho em. Em chân thành cám ơn !
Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau
Để có thể thực hiện hoạt động dạy nhạc cho mọi người thì bạn cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên, giáo trình tài liệu. Cụ thể bao gồm những điều kiện quy định tại Thông tư 04/2014/TT- BGDĐT như sau
"Điều 4. Cơ sở vật chất
1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.
Điều 5. Giáo viên, báo cáo viên, huấn luyện viên
1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan.
Điều 6. Giáo trình, tài liệu
Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Quy định này chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật."
Khi đã đảm bảo các điều kiện trên, bạn cần làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp với ngành nghề kinh doanh phù hợp. Sau đó, bạn nộp hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đến Sở giáo dục và đào tạo để được cấp Giấy phép hoạt động. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động bao gồm:
- Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trườngCắt, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
- Giấy phép đăng ký kinh doanh;
- Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
- Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến điều kiện thành lập trung tâm dạy đàn.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất