Luật sư Trần Khánh Thương

Sau ly hôn ai có quyền trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính chào luật sư. Cháu và chồng kết hôn được hơn 1 năm và có 1 bé trai hiện 8 tháng tuổi. Từ sau khi cháu có bầu và sanh em bé, chồng cháu trở nên lạnh nhạt, không quan tâm cháu, suốt ngày vợ chồng không nói chuyện với nhau được 1 câu, cháu nói thì chồng luôn tỏ ra quạo quọ, chồng cháu và cháu hiện sống với mẹ chồng.

Chồng cháu đã mất việc làm, còn cháu đã tốt nghiệp đại học ngành 1, hiện đang học tiếp đại học bằng 2 ngành tài chính ngân hàng, còn 1 năm nữa là cháu ra trường. Chồng cháu hay cãi vã và nặng lời, đã đề nghị ly hôn 2 lần dù cháu đã năn nỉ và cố gắng, mẹ chồng cũng khuyên ngăn. Từ khi mất việc, chồng cháu trở nên mê game và nghiện phim đen, thường xuyên không quan tâm vợ con. Nay tình cảm vợ chồng đã rạn nứt, không thể chung sống với nhau. Vậy cháu có cơ hội giành quyên nuôi con không luật sư? Vì nhà chồng cháu có điều kiện nên cháu sợ mất con. Nhà cháu tuy không giàu nhưng có mẹ làm việc nhà nước, và có ba đã nghỉ hưu có thời gian trông bé giúp cháu. Về phía nhà chồng thì có người em gái của chồng cháu bị less, thường xuyên đi bụi và về quậy mẹ chồng cháu. Mẹ chồng thì quá chìu chuộng bé nên cháu không được dạy con theo ý mình. Mong luật sự tư vấn giúp cháu. Cháu vô cùng biết ơn luật sư!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người mẹ sau khi ly hôn

Quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng của người vợ và nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng sau khi ly hôn

Như vậy, vì con dưới 36 tháng tuổi nên quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn sẽ thuộc về bạn (trừ trường hợp bạn không có khả năng để chăm sóc, nuôi dưỡng).

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

1 |==========================

Quyền nuôi dưỡng con trong trường hợp bố mẹ không đăng ký kết hôn?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư. Năm nay em 22t lấy chồng được 2 năm chỉ tổ chức hình thức lễ cưới bên nhà em và không đăng kí giấy kết hôn, chúng em đã có 1 bé gái 8 tháng tuổi đăng kí khai sinh của bé theo họ em chỉ đứng tên em và nhập hộ khẩu nhà ngoại. Lúc trước em có buôn bán qua mạng nhưng khi sanh bé thì em không làm nữa và một tay em nuôi dưỡng chăm sóc bé chồng em chỉ cấp tiền vặt hàng tháng và mua tả sữa cho con. Hiện tại vợ chồng em đang có ý định chia tay thì xin hỏi luật sư ai sẽ là người được trao quyền nuôi dưỡng con và nếu em muốn được trao quyền nuôi dưỡng con thì em phải làm những gì. Do con em còn quá nhỏ và chồng em cũng như gia đình bên nội không ai có thời gian , kinh nghiệm chăm sóc bé . Em rất muốn được quyền nuôi con mong luật sư tư vấn giúp em ! Chân thành cảm ơn !

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng của người vợ và nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng sau khi ly hôn

Như vậy, dù hai người chưa đăng ký kết hôn nhưng đối quyền nuôi con và chia tài sản thì vẫn được giải quyết như đối với trường hợp vợ, chồng sau ly hôn. Theo đó, vì con mới được 8 tháng tuổi (dưới 36 tháng) và bạn vẫn có khả năng nuôi dưỡng con nên quyền trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được giao cho bạn nuôi, nên về vấn để này trước tiên bạn có thể thỏa thuận với chồng, nếu không thỏa thuận được thì khởi kiện ra Tòa để yêu cầu giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Luật sư trực tuyến )
Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn