Vũ Thanh Thủy

Không chu cấp có được quyền thăm con, nuôi con?

Nhờ luật sư tư vấn giúp về việc không chu cấp cho con có được quyền thăm, nuôi con không, cụ thể: Tôi có một con gái năm nay 10 tuổi,vợ chồng tôi ly hôn được 6 năm. Khi ra tòa tôi được quyền nuôi con, hàng tháng cô ta có nghĩa vụ chu cấp cho con số tiền là: 1.500.000 vnđ do tòa án quy định, thế nhưng cô ta chưa bao giờ thực hiện dù chỉ một lần.

Nay cô ta quay về dành quyền nuôi con với tôi. Hiện nay tôi làm nghề X, thu nhập khoảng 8.000.000 vnd/1thang, nhưng tôi có mặt bằng cho thuê 1tháng = 7.000.000 vnđ.

Con gái ở với tôi cháu rất ngoan và học giỏi. Còn cô ta không có nghề nghiệp ổn định nhà cửa không có.hiện nay bố,mẹ tôi còn giữ tờ giấy mượn tiền khi cô ta vay mà không trả lại cho gia đình tôi số tiền 100.000.000 vnđ. Xin luật sư tư vấn cho tôi ra tòa lần này dành được quyền nuôi con.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về yêu cầu giành lại quyền nuôi con của người mẹ

Căn cứ theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cụ thể như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

Do đó nếu vợ bạn chỉ ra được căn cứ người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng.

Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục được quy định tại Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em như sau:

Trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha mẹ, người giám hộ là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu và được cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.

2. Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

3. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm chăm lo chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ em theo từng lứa tuổi.”

Bên cạnh những điều kiện chăm lo vật chất thì những yếu tố đạo đức tinh thần, chăm lo về mặt tình cảm cho con cũng được dùng để đánh giá điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tòa án cũng xem xét đến lợi ích, mong muốn của con bạn trong vấn đề có hay không thay đổi người nuôi dưỡng trực tiếp.

Bạn phải chứng minh được rằng bạn có khả năng nuôi dưỡng chăm sóc con. Mong muốn của con bạn được ở với bố là một căn cứ quan trọng và phải được xem xét nên bạn cần tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của bé để có thể chắc chắn giữ lại quyền nuôi con, căn cứ pháp lý tại khoản 3, 4 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

"Xem trích dẫn chi tiết"

Thứ hai, về vấn đề Mẹ không chịu cấp dưỡng cho con

Pháp luật hôn nhân và gia đình năm đã quy định cụ thể về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn căn cứ pháp lý"

Người mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo phán quyết của tòa là 1.500.000 vnd/tháng hoặc nếu người mẹ khó khăn, túng thiếu mà có lý do chính đáng thì có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình nếu không sẽ bị xử lý theo khoản 2 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014: 

"2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Hành vi chống đối không trợ cấp, mẹ của đứa trẻ có thể bị khởi tố hình sự với tội danh Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Bộ luật hình sự.

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.”

Từ những căn cứ nêu trên, bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con, Tòa có thể đưa ra những biện pháp từ yêu cầu đến xử phạt. Vợ bạn nếu ngoan cố không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng dù thực tế có khả năng từ đó gây hậu quả nhiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính thì sẽ bị khời tố hình sự.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo