Phương Thúy

Sau khi ly hôn, có được thay đổi họ cho con hay không?

Điều kiện để giành quyền nuôi con như thế nào? Tài sản có được do được tặng cho trong thời kì hôn nhân có phải là tài sản chung hay không? Chưa đăng ký kết hôn có đăng ký khai sinh cho con được hay không? Bố có thể tự mình đi đăng ký khai sinh cho con khi mẹ chết hoặc mất tích được không? Nếu muốn thay đổi họ cho con thì có buộc phải có sự đồng ý của bố hoặc mẹ không? Sau khi ly hôn, người được quyền nuôi con có thể đưa con sang nước ngoài định cư khi chưa có sự đồng ý của bên kia hay không.

1. Luật sư tư vấn

Luật Minh Gia luôn cảm ơn sự tin tưởng của các bạn khi gửi câu hỏi cho chúng tôi trong thời gian qua, dù số lượng câu hỏi quá lớn nhưng chúng tôi luôn nỗ lực để có thể trả lời một cách nhanh nhất.  Nếu bạn đang gặp khó khăn về bất kỳ vấn đề gì liên quan đến pháp luật và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline  1900.6169 để được hỗ trợ.

Để minh họa  cho vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Sau khi ly hôn, có được thay đổi họ cho con hay không?

Nội dung câu hỏi: Chào  luật  sư  đây  là  lần  thứ hai  em  gửi  câu  hỏi. Mong  luật sư  giúp  e giải đáp. Em đã  ly  hôn  nuôi  con  1 mình  4 năm nay. E ly  thân  trước  mới  ly  hôn  được  hơn  1 năm. Nhưng chồng cũ đã có vợ mới được gần e năm khj ly hôn em không  yêu  Cầu cấp  dưỡng. Kể  cả  khj  đang  ly  thân  chồng  cũng  không  nuôi  con  bỏ  đj  biền   biệt  4 năm  trời  chung  sống  với  bồ. Chỉ  khj  ly  hôn  mới  gặp  lại. Khj  em chửa  đẻ  anh  ta suốt ngày  đánh  đập  em.  Dọa  giết  con  nhiều lần  hành  hạ  em. Gái  gú  bài  bạc. E về  ngoại  ly  thân  từ   khj  con  3 tháng. . Gia  đình  chồng  cũng không  coi  con  em  tồn  tại. Không  ai  ngó ngàng   Một  mình  e nuôi  con  khôn lớn. Giờ  em  muốn  đổi  họ  cho  con  nhưng  chắc chắn  chồng  không  đồng  Ý. Anh  ta chỉ  muốn  có  con  nhưng  không  muốn  nuôi.   Khẩu  của  em  vẫn  ở  nhà ngoại. Con  đã  nhập  khẩu  nhà  ngoại  nhưng  em đăng  ký  khai  sinh  lại  là  ở   UBND xã  huyện   chỗ  nhà  ck.  Em  ở  huyện khác. Giờ  em  không  muốn  con  mình  mang  danh  là  con  cháu  người  ta mà  người  ta không  nhận.  Em  phải  làm  sao. Vậy  nếu  ví  dụ   văn  bản  có  đồng  Ý  của  cha  thì  phải  viết  như  thế  nào. Giờ  em  muốn   chuyển khai  sinh  cho  con  ở   huyện  em  ở. Và  đổi  sang  họ  em.  Em  phải  làm  sao. Cần  giấy tờ  gì  và  viết  như thế nào. Em  cảm  ơn.  

 

Trả lời câu hỏi: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 27 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện thay đổi họ như sau:

 

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:

 

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

 

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

 

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

 

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

 

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

 

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

 

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

 

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

 

2. Việc thay đổi họ cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

 

3. Việc thay đổi họ của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ cũ”.

 

Như vậy, bạn có quyền thay đổi họ cho con từ họ cha sang họ mẹ.

 

Tuy nhiên, theo luật Hôn nhân & Gia đình, Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Theo đó, cả vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với con của mình kể cả khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Lúc này, chồng hoặc vợ là người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nhưng quyền và nghĩa vụ của chồng hoặc vợ đối với con không thay đổi và được pháp luật thừa nhận, cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con của mình. Vì vậy, trường hợp yêu cầu thay đổi họ cho con của bạn từ họ cha sang họ mẹ phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả người chồng.

 

Về thủ tục, khoản 1 điều 16 Luật Hộ Tịch quy định hồ sơ bao gồm: tờ khai (theo mẫu), bản chính giấy khai sinh của con, các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…).

 

Theo khoản 1 điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện đăng kí lại khai sinh như sau:

 

“Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.”

 

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn chỉ được đăng kí lại giấy khai sinh cho con trong trường hợp giấy khai sinh bản chính của con bạn bị mất. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn