Sau khi ly hôn, bố mẹ cần thực hiện trách nhiệm gì với con cái?

Luật sư tư vấn về nghĩa vụ và trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái sau khi ly hôn. Cụ thể như sau:

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 1: Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của mẹ sau khi ly hôn​

 

Kính thưa luật sư. Tôi năm nay 26 tuổi, vợ chồng tôi lấy nhau đựơc hơn 2 năm, hiện có bé trai 11 tháng tuổi. Trứoc tôi làm kế toán, khi mang thai tôi nghỉ làm ở nhà phụ bố mẹ CK buôn bán. Hiện tại tôi chưa có việc làm vì bé còn nhỏ chưa gửi đựơc. Cuộc sống của Vk CK tôi rất hay xảy ra mâu thuẫn, tôi không thể ở chung với bố mẹ chồng đựơc. Hiện tại 2 Vk CK tôi đang li thân. Tình hình khó có thể chung sống cùng nhau. Tôi muốn hỏi luật sư nếu li hôn tôi có được quỳên nuôi con không?. Tiền trợ cấp nuôi con có đựơc k. Công việc của chồng tôi làm Xe máy đào rất ít thời gian ở bên gia đình và chăm con. Rất mong nhận đựơc hồi đáp của luật sư. Tôi tính để bé biết đi rồi đi làm lại. Cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Thủ tục đơn phương ly hôn

 

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của mẹ sau khi ly hôn

 

Quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng của người vợ và nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng sau khi ly hôn

 

Theo quy định, ai là người trực tiếp nuôi con thì có quyền yêu cầu người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng

 

1 |==========================

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2: Thực hiện quyền thăm nuôi con​

Luật sư cho tôi hỏi.tôi và chồngđã ly hôn chúng tôi có 1 con chung 18 tháng.sau khi ly hôn tôi để con cho chồng nuôi và tòa án có ghi tôi có quyền và nghĩa vụ thăm nom cháu mà k được ai ngăn cản.nhưng khi tôi đến thăm cháu và mua quà cho cháu bố cháu đã vứt đi và tôi có ý muốn cho cháu về bà ngoại chơi 1 hôm thì không được đồng ý.Mặc dù bây giờ chồng cũ của tôi đi làm ăn xa để cháu cho ông bà nội trông và tôi cũng vậy đi làm xa nhưng thi thoảng tôi về thăm cháu ông bà nội đã k cho tôi đc thăm cháu còn có lời chửi bới tôi.tôi có nói là ông bà k đc cản tôi bế con tôi rồi ông bà cho tôi bế con nhưng đc 15 phút đòi lại cháu và đuổi tôi về.vậy luật sư cho tôi biết tôi có đc quyền bế con của tôi đi chơi trong vòng 1 ngày k?và bố với ông bà nội của cháu làm thế có vi phạm luật k?nếu gia đình đằng nội cháu k nghe tôi có thể kiện họ k? Tôi xin cảm ơn rất nhiều!

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định, khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom cho con. Trường hợp của chị, theo quyết định của bản án, quyết định của Tòa án thì người cha là người trực tiếp nuôi con, người mẹ không trực tiếp nuôi con thì có phải nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con. Hiện nay, phía nhà chồng đang cản trở quyền thăm nom con của chị, chị có thể làm đơn yêu cầu Chi cục thi hành án can thiệp giải quyết để đảm bảo quyền lợi của mình. Đối với vấn đề thăm non con thì chị có thể tới nhà thăm con trong những ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và vào khung giờ hợp lí để không ảnh hưởng tới sinh hoạt của gia đình phía chồng và người con.

 

Lưu ý: Nếu con chị đang 18 tháng tuổi, chồng chị đi làm xa không thể trực tiếp nuôi con và chị muốn giành quyền trực tiếp nuôi con thì chị có thể làm hồ sơ yêu cầu tòa án nhân dân thay đổi người trực tiếp  nuôi con. Khi yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con chị cần chứng minh được anh chồng không có đủ điều kiện để thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc con và chị có khả năng chăm sóc tốt hơn cho con so với người chồng.

 

 

2 |==========================

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3: Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi​

Xin chào luật sư. tôi và vợ tôi lấy mhau được một năm vẫn có 1 cháu trai 7 tháng tuổi ở với bố mẹ chồng chong cuộc sống gia đình không có xích mích gì to tát, nhưng vợ tôi ngang bướng nhưng công việc sinh hoạt gia đình vợ tôi không biết no toan có những hành động không bình thường hay nhịn ăn nhất là vợ tôi đã lấy dao và tự cứa vào tay trước mặt cả gia đình và phải đi viện khâu khi ra viện vợ tôi tự ý về nhà bố mẹ đẻ ở cũng không nói gia đình tôi một tiếng. tôi lên thăm con thì bị bố vợ đánh và chửi ông còn chử lăng mạ tội và còn bảo gia đình mày không đủ tư cách, đã rất nhiều lần tôi lên bế cháu về chơi ông bà nội nhưng bố mẹ vợ tôi và vợ tôi không cho tôi vào nhà cũng không cho tôi bế con về chơi, có lần ông còn bảo vợ tôi bỏ tôi để tôi và ông bà nội không còn quyền hành gì đến cháu, và ông bà ngoại và vợ tôi cũng luôn nói với tôi con dưới 36 tháng tuổi thì mày không bao gờ được nuội con, vậy tội xin tư vấn của luật sư làm thế nào để tôi có thể được nuôi con , và vợ chông tôi giờ chưa gia tòa bản thân tôi cũng không muốn ly hôn vì tội nghiệp con tô tôi có được bế con về không nếu tôi bế về mà chăm sóc con có phạm luật gì không ? vậy xin luật sư tư vấn cho tôi giờ phải làm thế nào?

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

 

Muốn giành quyền nuôi con cần những điều kiện gì?

 

Điều kiện để yêu cầu giành quyền nuôi con khi ly hôn

 

Theo quy định, nếu ly hôn và hia bên vợ chồng không thỏa thuận được về vấn đề con cái thì có thể yêu cầu tòa án nhân dân giải quyết. Theo đúng quy định, con dưới 36 tháng tuổi do người mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Do đó, nếu anh muốn giành được quyền nuôi con thì phải chứng minh người mẹ không đủ điều kiện đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yêu của con.

 

Lưu ý: Ai là người trực tiếp nuôi con thì người còn có nghĩa vụ cấp dưỡng và thăm nom con. Nếu tại thời điểm giải quyết ly hôn, vì con dưới 36 tháng tuổi nên người mẹ giành được quyền nuôi con thì anh có thể chờ tới khi cháu đủ 36 tháng tuổi và điều kiện về vật chất và tinh thần của anh tốt hơn vợ - lúc đó anh có thể yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Sau khi ly hôn, bố mẹ cần thực hiện trách nhiệm gì với con cái? . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169