Cà Thị Phương

Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Xin cho em hỏi - em và vợ em ly hôn được 1 tháng chúng em đã có với nhau 1 con gái chưa đủ 36 tháng tuổi. Quyền nuôi con duoc giao cho mẹ cháu - sau khi co quyết định ly hôn thi em có đôi lần sang đón cháu về chơi thì mẹ cháu không cho em đón và nói " giờ em là người nuôi con em có quyền quyết định cho anh đón con hay là không, con di hay không là quyền ở e "

Vậy giờ em muốn thay đổi quyền nuôi con thì thủ tục pháp lý như thế nào - giờ mẹ cháu và cháu đang ở với ông bà ngoại ( bố mẹ đẻ của mẹ cháu ) không có công an việc làm, không có thu nhập ổn định, ông bà ngoại của cháu thì làm nông nghiệp - còn em thì giờ đang làm công nhân  sửa chữa - cơ khí cho một công ty tư nhân thu nhập 4triệu/tháng. Em đang ở với bố mẹ đẻ. Có một cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật giấy phép kinh doanh đứng tên em. - vậy cho em hỏi là nếu như em lộp đơn thay đổi quyền nuôi con thì em có thể giành quyền nuôi con hay ko và thủ tục nhu thế nào ? - kính mong văn phòng tu vấn giúp em

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

I. Về quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

 

Bạn có quyền kiện ra Tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 như sau:

 

"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

 

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

 

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

 

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

 

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

 

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự..."

 

Như vậy, bạn phải chứng minh được vợ cũ của bạn không còn đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con như:

 

- Điều kiện về vật chất: vợ bạn không có thu nhập, không có việc làm;

 

- Điều kiện về tinh thần: vợ bạn cản trở con nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng từ bố, làm con không cảm nhận được tình cảm gia đình, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé.

 

Hơn nữa, bạn phải chứng minh ngược lại cho Tòa thấy mình đủ điều kiện nuôi con hơn mẹ của đứa bé:

 

- Điều kiện vật chất: có việc làm, có thu nhập ổn định.

- Điều kiện tinh thần: dành đủ thời gian để nuôi con, không cản trở mẹ bé đến thăm nom, chăm sóc.

- Đảm bảo có người chăm sóc bé trong thời gian bạn đi làm.

 

Nếu bạn chứng minh vợ bạn không đủ điều kiện nuôi con mà bạn cũng không chứng minh mình đủ điều kiện nuôi con thì Tòa sẽ quyết định giao con cho một người giám hộ (có thể là ông bà nội, ông bà ngoại,..).

 

II. Về quyền thăm nom con:

 

Dù bạn không trực tiếp nuôi con trong bất kỳ trường hợp nào, bạn vẫn có quyền thăm nom con mà không được ai cản trở. Cụ thể, khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

 

"Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở..."

 

Khoản 2 Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định:

 

"Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."

 

Nếu bất kỳ ai cản trở bạn, bạn có quyền kiện ra Tòa để Tòa ra quyết định cấm người cản trợ bạn tiếp tục hành vi cản trở hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169