Đinh Ngọc Huyền

Quyền và nghĩa vụ của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng.

Hiện nay, việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn khá phổ biến. Vậy việc sống chung như vậy mà không đăng ký kết hôn có được pháp luật công nhận không?

Hiện nay, quan hệ hôn nhân của nam nữ chỉ được pháp luật công nhận khi đáp ứng điều kiện về đăng ký kết hôn và bắt buộc phải thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền tuân theo quy định của Luật HN&GĐ 2014. Vậy việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì quyền và nghĩa vụ của họ sẽ được pháp luật quy định như thế nào? 

Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể tham khảo tình huống dưới đây của công ty Luật Minh Gia  chúng tôi để tìm hiểu về vấn đề trên.

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn:

Chúng tôi sống chung như vợ chồng hơn 10 năm không có đăng ký kết hôn. Giờ vợ tôi quậy quá, chửi bới chồng mỗi ngày, ra đường bôi nhọ danh dự chồng chửi chồng ngoài đường. Giờ đòi lấy 300 triệu đồng mới kết thúc. Tôi đã đưa tiền và kí giấy thoả thuận nhưng giờ vẫn về nhà tôi (nhà là tài sản riêng của tôi) ở lì không đi. Mục đích muốn đòi thêm tiền bạc. Giờ tôi phải giải quyết như thế nào? Nhờ luật sư tư vấn

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:

1.Về việc nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn:

Căn cứ Mục 3 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP năm 2001 quy định như sau:

"3. Đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu một trong các bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm c khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung”

=> Quan hệ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng kí kết hôn

2. Quyền và nghĩa vụ của nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn

Căn cứ Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

"1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn."

Và  Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

: "1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập."

Như vậy, do anh có chung sống như vợ chồng với một người khác, không đăng ký kết hôn do đó sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Theo đó, đối với tài sản riêng của mỗi người thì tài sản của ai sẽ do người đó sở hữu.

Đối với trường hợp của anh, như anh có trình bày là vợ anh có hành vi là chửi bới chồng mỗi ngày, ra đường bôi nhọ danh dự anh ngoài đường. 

Thứ  nhất: Về hành vi chửi bới, bôi nhọ danh dự  người khác ngoài đường:

 Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ Những hành vi này tùy mức độ, tính chất mà có thể bị khởi tố hình sự hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Vì anh và vợ anh không được công nhận là vợ chồng hợp pháp nên anh có thể tố cáo tới cơ quan công an về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

….

Anh có thể trình báo sự việc này đến cơ quan công an nơi vợ anh cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) để yêu cầu phía công an giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo