LS Xuân Thuận

Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú

Yêu cầu tư vấn: Chào Luật sư, cho tôi hỏi về vấn đề cấp dưỡng cho con ngoài giá thú như sau: Hiện giờ em gái tôi có con với một thanh niên cùng bản, nhưng nó không lấy em gái tôi và hai bên gia đình đã giải quyết tình cảm là gia đinh bên họ sẽ chịu trách nhiệm nuôi 2 mẹ con trong tháng đầu tiên sinh đẻ là làm 1 ngôi nhà nhỏ cho 2 mẹ con ở với số tiền 4.000.000d.

 

Giờ em gái tôi đã sinh con được 14 ngày và gia đinh bên đó không thực hiện theo thoả thuận. vậy giờ tôi phải làm giờ để đòi gia đình bên thưc hiện lời thoả thuận trước đó ạ? Xin cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn tôi xin tư vấn như sau:

 

Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo thủ tục luật định. Vì vậy, nếu không đăng ký kết hôn mà có con thì con của em gái bạn với người thanh niên ấy được coi là con ngoài giá thú.

Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

 “Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

 

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

 

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

 

2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

 

Vì vậy, tuy không phải chồng của em gái bạn, nhưng nếu người đó được xác định là cha của đứa bé thì theo quy định trên cậu thanh niên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của em gái bạn. Nếu cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, gia đình bạn có thế gửi đơn đến Tòa án để yêu cầu anh ta thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định.


thuận. Hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể quy định như sau: 

 

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

 

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

Như vậy, nếu mẹ của đứa trẻ có yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người thanh niên đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì anh ta phải thực hiện quyết định đó.


Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.

Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

 

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

 

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

 

Như vậy, trường hợp của em gái bạn ,hai bên gia đình đã có thỏa thuận giải quyết tình cảm. Tuy nhiên, gia đình người thanh niên lại từ chối và trì hoãn việc chu cấp cho đứa bé. Như phân tích ở trên, gia đình bạn nên nói chuyện lại một lần nữa. Trường hợp nếu gia đình bên kia vẫn từ chối không cấp dưỡng theo thỏa thuận thì gia đình bạn có thể làm đơn kiện yêu cầu cơ quan chức năng và Tòa Án giải quyết. tuy nhiên, gia đình cần lưu ý thêm cậu thanh niên kia đã được pháp luật xác định là cha đứa bé hay chưa (thể hiện qua thông tin người cha trên giấy khai sinh) và người này có thừa nhận cháu là con mình hay không. Trường hợp người cha đã nhận con thì gia đình bạn chỉ gửi yêu cầu cấp dưỡng đến Tòa án, trường hợp người này không nhận con thì bên cạnh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, gia đình bạn cần gửi kèm yêu cầu Tòa án xác định cha cho con để làm căn cứ phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng

Luật Gia: Bảo Lâm – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169